Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Ăn gạo Trung Quốc gây suy thận, hỏng xương


Kết quả điều tra của một tờ báo tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cho thấy một doanh nghiệp trực thuộc chính phủ Trung Quốc đã được bày bán trên khắp các chợ của tỉnh này trong suốt hơn 3 năm qua hơn 10.000 tấn gạo bị nhiễm hóa chất cadmi có khả năng gây mất khoáng chất trong xương.


Theo đó, số gạo “bẩn” trên là do Tập đoàn ngũ cốc Thâm Quyến, một doanh nghiệp dự trữ gạo thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, mua lại của các chi nhánh thuộc Tổng công ty dự trữ lúa gạo ở tỉnh Hồ Nam từ năm 2009 và bán lại trên thị trường tỉnh Quảng Đông nhằm thu lợi lớn.
Kết quả giám định của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Quảng Đông cho thấy hơn số gạo bẩn mà công ty Thâm Quyến bày bán đã nhiễm cadmi vượt mức cho phép của chính phủ là 0,2 mg/kg. Cadmi là một loại kim loại độc hại có màu trắng xanh, thường được sử dụng trong công nghệ mạ bạc, khi xâm nhập cơ thể sẽ tồn ứ tới 30 năm, gây ra bệnh ngộ độc Itai-itai khiến xương bị mất khoảng chất dẫn đến mềm xương và suy thận.
Điều đáng ghê tởm nhất mà phóng sự điều tra của tờ Nam Phương nhật báo vạch trần là dù biết rõ số gạo trên bị nhiễm độc ngay từ khi mới bắt đầu làm ăn với các nhà sản xuất ở tỉnh Hồ Nam, Tập đoàn ngũ cốc Thâm Quyến vẫn tăng cường thu mua gạo với số lượng lớn. Cho đến khi giá gạo bắt đầu đi xuống trong năm 2009, tập đoàn ngũ cốc Thâm Quyến đã dùng chính kết quả kiểm nghiệm kim loại cadmi để ép giá lại các nhà cung cấp Hồ Nam. Sau đó, tập đoàn này đã kiếm được một khoản lợi nhuận chênh lệch khổng lồ từ chính việc bán gạo bẩn giá bèo này.
Cũng theo Nam Phương, việc quy trình kiểm tra chất lượng gạo tại Hồ Nam đều thực hiện qua loa theo kiểu hình thức mà không hề xét nghiệm lượng tồn dư thuốc trừ sâu hoặc hàm lượng cadmi. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ các sản phẩm được lấy mẫu, còn lại phần lớn gạo đều không qua kiểm tra.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên gạo nhiễm độc bị phát giác ở Trung Quốc. Trước đó, vào tháng 2/2011, một bản báo cáo của trưởng đại học Nông nghiệp Nam Kinh đăng trên tạp chí Century Weekly đã tiết lộ một kết quả hãi hùng với 10% gạo đang bày bán ở Trung Quốc đều nhiễm độc tố cadmi. Tuy nhiên, bê bối gạo bẩn lần này lại dính tới một công ty trực thuộc chính phủ Trung Quốc nên vụ việc vẫn bị bưng bít trong suốt hơn 3 năm mới bị tố giác.
(Theo vietnamnet)

“Bệnh từ ở miệng mà vào...”


“Bệnh từ ở miệng mà vào; Họa từ ở miệng ào ào tuôn ra…” Đó là lời dịch dân dã câu nói Hán Việt mà ông cha thường nói: “Bệnh tòng khẩu nhập, Họa tòng khẩu xuất”. Ý nghĩa ở đây ai cũng hiểu: Bệnh tật của con người ta phần nhiều là do ăn uống (vào miệng). Và không ít người gặp họa bởi lời ăn tiếng nói (từ miệng ra). Ở đây chỉ xin nói đôi lời về cái sự ăn.

Hiện nay, cách ăn uống vô độ, mất vệ sinh, không tự kiểm soát được… khiến các bệnh mãn tính nguy hiểm (ung thư, tiểu đường, các bệnh về tiêu hóa, nội tạng) đang gia tăng nhanh chóng. Nhiều bệnh nhân biết kiểu ăn của mình là “trêu ngươi” thần chết, nhưng vẫn tặc lưỡi, đến khi mắc bệnh và hối hận thì đã muộn.
Thức ăn hè phố bày bán ở những nơi mất vệ sinh như cạnh cống rãnh, bụi đường bám đầy, sử dụng dầu chiên không đảm bảo chất lượng, ... nhưng vẫn đông đúc người ăn. Một chậu nước rửa hàng trăm cái bát, người tiêu dùng nhìn thấy tận mắt mà vẫn vô tư sử dụng.
Trong các quán nhậu, đồ ăn bày biện la liệt, hầu hết là những thực phẩm giàu chất béo, ít chất xơ. Các quán nhậu luôn trong tình trạng đông đúc, có nhiều người “bụng phệ”, béo phì nhưng vẫn vô tư sử dụng thức ăn giàu chất béo.
Đi kèm với đó là rượu, bia được sử dụng vô tội vạ, khiến mầm bệnh tích tụ rồi phát sinh bệnh mãn tính nguy hiểm. Kết hợp với thực trạng kiến thức không đầy đủ, người dân không có thói quen đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đến khi phát hiện ra bệnh thì đã muộn.
Tại bệnh viện K, lượng bệnh nhân ung thư đang gia tăng nhanh chóng, trong đó, 80% nguyên nhân gây bệnh đều là những nguyên nhân có thể phòng tránh được như hút thuốc lá, ăn uống thực phẩm đảm báo chất lượng vệ sinh, …
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh và có dấu hiệu trẻ hóa.
Trong đó, đáng chú ý là số bệnh nhân tiểu đường type 2 (có nguyên nhân do lối sống, ăn uống, vận động) chiếm đến 95% tổng số bệnh nhân mắc bệnh. Theo ông Hồ Khải Hoàn, Phó trưởng khoa Đái tháo đường, bệnh viện Nội tiết Trung ương, thì đây là dấu hiệu báo động.
Gần đây nhất, dư luận đặc biệt quan tâm đến những ca nhiễm liên cầu khuẩn do ăn tiết canh lợn, dê,… Dù đã nhiều lần tuyên truyền, cảnh báo nhưng số ca mắc vẫn không giảm, có nhiều người đã trả giá bằng tính mạng của mình.
Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống (ăn uống đủ chất, đủ bữa, hợp vệ sinh, kiểm soát lượng đường tốt) là đã có thể giúp bệnh nhân tránh được một loạt những bệnh mãn tính nguy hiểm không lây.
Ăn vào để cơ thể được khỏe mạnh. Tuy nhiên, với cách ăn uống như hiện nay, nhiều người Việt đang rước bệnh vào người mà không biết.
Đúng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, một lãnh đạo Bộ Y tế nguyên là GĐ một bệnh viện lớn đã nói: "Với cách ăn uống như hiện nay của người Việt thì tình trạng quá tải bệnh viện còn kéo dài!".
(Theo vietnamnet)

Bãi biển trong nhà lớn nhất thế giới tại Đức


(Kienthuc.net.vn) - Khu nghỉ dưỡng nhân tạo Tropical Islands Resort tọa lạc tại Krausnick, Brandenburg (Đức), được xem là khu rừng nhiệt đới trong nhà lớn nhất thế giới hiện nay.

Công trình khổng lồ này có chiều dài khoảng 360m, rộng 210m, cao 107m và được xây dựng bằng 14.000 tấn sắt thép. Nó đủ rộng để có thể chứa được 8 sân bóng đá.

Khu nghỉ dưỡng này sở hữu bể bơi trong nhà lớn nhất thế giới, rừng nhiệt đới với hơn 50.000 cây xanh và có thể phục vụ cùng lúc 6.000 du khách. Đây cũng là bãi biển trong nhà lớn nhất thế giới với 400 ghế tắm nắng. Ngoài ra, không gian bên trong nhà cũng đủ rộng để thả khinh khí cầu.

Những ô cửa sổ của ngôi nhà mái vòm được thiết kế trong suốt cho phép ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuyên qua, cung cấp đủ ánh sáng, đảm bảo điều kiện tồn tại cho các loài động thực vật bên trong.

Khu nghỉ dưỡng này mở cửa quanh năm, phục vụ 24h/24h.


Tropical Islands Resort còn được trang bị một máng trượt nước dài 25m ở khu bể bơi, có thể phục vụ được 8.000 du khách một ngày. Ngoài ra, còn có một sân golf nhỏ và nhiều nhà hàng chất lượng phục vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu ẩm thực của những người sành ăn uống; những gian hàng mua sắm, quán bar, nhà trẻ, khu cắm trại qua đêm…là những lựa chọn hấp dẫn cho du khách.

Bao quanh những khu vực bơi lội là mô hình những công trình kiến trúc nổi tiếng của một số nước châu Á như đền Angkor Wat, cổng đền Bali, nhà truyền thống của Thái Lan.

Du khách đến đây có thể bơi lội hoặc nằm nghỉ ngơi dọc theo 200m bờ biển nhân tạo để tận hưởng thời tiết ấm áp 26 độ C vào tất cả các mùa trong năm.

Khu nghỉ dưỡng nhiệt đới nhân tạo này còn được quy hoạch để có tính năng thân thiện với môi trường như hệ thống nước tái chế từ các hồ bơi được sử dụng để tưới cho cây cối bên trong.

Dọc theo bờ biển là những túp lều được dựng lên làm nơi nghỉ ngơi cho du khách.

Australia - xứ sở thần tiên


Núi thiêng Uluru và Kangaroo là hai linh vật của Australia, một xứ sở đất rộng người thưa và phong cảnh đẹp "như mơ".

Những ngọn núi màu đỏ nổi bật trên nền trời xanh mây trắng. Nếu du ngoạn Australia bằng xe riêng, du khách cảm thấy tự do phóng khoáng mà chẳng nơi nào có được.

Hầu như không một thành phố nào trên thế giới được thiên nhiên ban tặng nhiều bãi biển tuyệt vời, nhiều vịnh đẹp và các hòn đảo như thành phố Sydney, thủ phủ của bang New South Wales . Với dân số gần 4 triệu người, Sydney chính là thành phố lớn nhất Australia.

Với gần 50.000 km bờ biển, Australia có khoảng 10.000 bãi biển tuyệt vời, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên toàn thế giới. Do 85% dân số sống ở những khu vực chỉ cách biển có 50 km, Australia quả là đất nước của những người tắm biển.

Do cách biệt với thế giới bên ngoài, "châu lục thứ 5" vẫn bảo tồn được nhiều loài thú quí hiếm.

Theo truyền thuyết của thổ dân, núi thiêng Uluru chính là nơi Chúa Trời tạo ra thế giới. Do sự linh thiêng của hòn núi này, du khách không được phép leo lên đỉnh mà chỉ có thể đi vòng quanh chiêm ngưỡng.

Tasmania là hòn đảo lớn nhất Australia, với 20% diện tích được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Thổ dân da đỏ đã sinh sống ở Australia từ 50.000 năm qua. Sau 200 năm kể từ khi người da trắng đến di cư, số lượng thổ dân da đỏ hiện chỉ còn khoảng 460.000 người và chủ yếu sinh sống ở những khu vực nằm sâu trong nội địa hoang vu, rộng lớn.

Australia có 550 Công viên quốc gia và 15 Di sản thiên nhiên thế giới. Trong ảnh là Wave Rock, một "cơn sóng đá" dài 100m và cao tới 15m ở miền Tây Australia.

Với 85 triệu con cừu, ngành chăn nuôi là một trong những thế mạnh của Australia.

Du lịch xuyên Australia bằng tàu hỏa quả là một trải nghiệm không thể nào quên. Đoàn tàu Indian Pacific đi lại giữa Sydney và Perth, vượt chặng đường 4.300 km trong vòng 65 tiếng đồng hồ.
Nếu đi trên đoàn tàu Ghan (trong ảnh) từ Adelaide ở miền Nam đến thành phố Darwin ở miền Bắc, du khách có thể trải nghiệm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông... trong vòng 49 tiếng đồng hồ.

Australia chính là thiên đường của những người đam mê lướt sóng.

Great Barrier Reef là dải san hô dài nhát thế giới, dài tới 2.000 km ở ngoài khơi bang Queensland ở Đông Bắc Australia. Ở đây còn bảo tồn được những loài san hô quí hiếm và là nơi sinh sống của 1.500 loài cá biển.

Chuột túi là một trong những linh vật của Australia, với số lượng hiện lên tới 4 triệu con. Khi mới sinh, chuột túi con chỉ dài 3 cm và sống trong túi mẹ suốt 6 tháng trời.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Tam quyền phân lập


Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các bản Hiến pháp Tư sản, trong đó nổi bật là Hiến pháp Hoa Kỳ. Các quy định trong những bản hiến pháp tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.
Khái niệm này lần đầu được đưa ra bởi nhà nghiên cứu chính trị người Pháp tên Charles de Secondat, Nam tước de Montesquieu. Khái niệm tam quyền phân lập sau này được mở rộng cho cơ chế điều hành đất nước với nhiều hơn hay ít hơn ba nhánh cầm quyền.
Quá trình hình thành
Lý thuyết về sự phân chia quyền lực đã được đề cập bởi nhà triết xưa học, nhưng nó đã không được đưa vào thực hiện cho đến khi thời gian của La Mã cổ đại.Người La Mã là những người đầu tiên thành lập một chính phủ tách quyền lực chính trị trong một hiến pháp thành lập chính phủ, đáng chú ý nhất trong các nước cộng hòa La Mã.Hiến pháp của La Mã đã có ba cường quốc chính, bầu lãnh sự hàng năm, Thượng viện và dân chủ (trong các hình thức của các hội đồng phổ biến, chẳng hạn như "Comitia Centuriata").
Theo John Locke, quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân. Nhân dân nhường một phần quyền của mình cho nhà nước qua khế ước. Và để chống độc tài phải thực hiện sự phân quyền. Kế thừa tư tưởng phân quyền của Locke cho rằng, quyền lực phải phân chia theo 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp.
Từ thế kỷ 18, nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Montesquieu, đã phát triển thuyết tam quyền phân lập trở thành một học thuyết độc lập. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Mongtesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân.
Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như và J. Locke, Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia . Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội
Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.
Tư tưởng phân quyền của Mongtesquieu là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện thuyết: “tam quyền phân lập”. Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua
Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787. Học thuyết pháp luật - chính trị (thuyết "phân quyền") với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước cộng hoà tổng thống, theo nguyên tắc "kiềm chế và đối trọng", tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền.
Nội dung cơ bản
Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra.
Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Sau này, trong một bức thư gửi cho một người cùng thời, ông Samuel Kercheval, Thomas Jefferson – tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, đã chỉ rõ thêm của sự phân quyền không đơn thuần chỉ diễn ra ở một chiều ngang, mà còn cần thiết ở cả chiều dọc, và ở bất cứ lĩnh vực nào của nhà nước.
“Sự phân quyền” mà Jefferson đã mô tả như sau:
Phân bổ quyền lực chính quyền giữa các nhánh riêng rẽ của chính quyền.
Sự phân chia các quyền lực đó theo một cách thức sao cho chức năng của một nhánh chính quyền trong một vấn đề cụ thể thì bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm quyền về cùng vấn đề ấy hoặc về một vấn đề khác có liên quan. Thường được gọi là: “các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau” – “checks and balance.” Về cốt lõi, đây là một hệ thống nằm ngay bên trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền, được gọi là kiểm tra, giám sát bên trong. Vì sự kiểm tra này tạo ra một cơ chế mặc nhiên ai nắm và được phân công sử dụng quyền lực nhà nước cũng phải bị kiểm tra, theo nguyên tắc phòng ngừa, còn cơ chế kiểm tra được tiến hành từ bên ngoài hầu như chỉ được tiến hành một khi đã có hậu quả xảy ra.
Khía cạnh thứ ba của sự phân bổ này là sự phân chia quyền lực của chính quyền theo ngành, dọc theo cách thức sao cho mỗi một nhiệm vụ của chính quyền được giao cho đơn vị nào nhỏ nhất, cơ sở nhất trong chính quyền mà có thể đảm trách được nhiệm vụ đó.
Áp dụng vào thực tế
Ở Mỹ, Quốc hội, hiến pháp Hoa Kỳ quy định tất cả các quyền lập pháp đều thuộc về quốc hội bao gồm thượng viện và hạ viện. Việc thiết lập 2 viện với cơ chế kiềm chế nhau giữa chúng sẽ làm giảm bớt ưu thế của cơ quan lập pháp để nó cân bằng với bộ máy hành pháp. Từ năm 1913, 2 viện đều được cử tri bầu ra, thẩm quyền lập pháp của 2 viện gần như ngang nhau, cả 2 đều có thể nêu sáng kiến lập pháp, 1 đạo luật chỉ được coi là thông qua nếu có đủ số phiếu thuận của cả 2 viện, và sau khi được thông qua các dự luật ấy đều được trình được lên tổng thống. Nếu tổng thống ký phê chuẩn thì dự luật sẽ trở thành luật còn nếu không phê chuẩn thì sẽ gửi trả lại viện đã khởi xướng để xem lại, nếu được thông qua, dự luật sẽ được chuẩn sang viện kia xem xét. Cả trong lĩnh vực quốc phòng cũng có sự phân quyền giữa lập pháp và hành pháp. Quốc hội có quyền tuyên bố chiến tranh và phân bổ ngân sách cho quốc phòng. Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm cao nhất về quốc phòng của đất nước trong lĩnh vực tư pháp, thượng viện có quyền xét xử các vụ án nhân viên chính quyền lạm dụng công quyền. Nếu tổng thống bị xét xử thì chánh án tòa án tối cao sẽ chủ tọa, các vụ án ấy phải do hạ viện khởi tố và khi xét xử thượng viện chỉ có quyền cách chức hoặc truất quyền đảm nhận mọi chức vụ trong chính quyền của bị cáo rồi trao trả bị cáo cho 1 tòa án thường của ngành tư pháp. Tóm lại thẩm quyền của Quốc hội Mỹ được quy định theo hướng bảo đảm cho nó vừa độc lập vừa có toàn quyền khi thực hiện các chức năng của mình. Vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với tổng thống.
Tổng thống cũng đảm nhiệm 1 chức năng tuyệt đối là có quyền hành pháp, tổng thống vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với Quốc hội. Nên có quyền hành rất lớn, và thực sự là trung tâm quyền lực của bộ máy nhà nước. Nhiệm kỳ 4 năm và không ai có thể hơn 2 lần giữ cương vị tổng thống. Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho TT, thực hiện các chính sách của TT, và không được mâu thuẫn với đường lối chính sách của TT. Đối với việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, TT có quyền ủy nhiệm người thay vào các ghế thượng nghị sĩ bị khuyết trong thời gian thượng viên không họp. Trong lĩnh vực tư pháp, TT là tổng tư lệnh lục quân và hải quân có quyền phong cấp cho các lực lượng vũ trang, tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngoài ra TT có thể thấy TT Mỹ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành 1 cách độc lập, TT và chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Cũng độc lập với các thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính sách của chính phủ không cần qua nội các. Hoàn toàn nắm quyền điều hành và quản lý mọi lĩnh vực của đát nước.
Chủ thể của quyền tư pháp là tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để giữ thế “kiềng 3 chân” trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Độc lập với hành pháp và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng. Vì nó không được nhân dân bầu không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân. Thẩm phán được hình thành bằng con đường bổ nhiệm và sau khi được bổ nhiệm, thẩm phán sẽ giữ chức vụ suốt đời nếu vẫn giữ đức hạnh xứng đáng. Ngoài sự phân quyền theo chiều ngang, ở Mỹ còn thể hiện rõ sự phân quyền theo chiều dọc, giữa liên bang và tiểu bang, giữa TW và địa phương trong 3 lĩnh vực hành lập tư pháp.
Ở Pháp, lập pháp thuộc về nghị viện, hành pháp thuộc về tổng thống và chính phủ, còn quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án. Nghị viện có 2 chức năng cơ bản là lập pháp và giám sát hoạt động của chính phủ. Quan hệ giữa lập pháp và hành pháp mật thiết hơn so với chính thể cộng hòa tổng thống. Cùng với tổng thống và chính phủ, hội đồng bảo hiến trở thành thế lực thứ 3 hạn chế quyền lực của nghị viện. HDBH có chức năng đảm bảo tính hợp pháp của việc bầu cử nghị sĩ 2 viện khi có sự khiếu nại, vai trò kiềm chế lập pháp của HDBH phần nào giống với vai trò của tòa án tối cao ở Mỹ và tòa án Hiến pháp ở Đức. Quyền hành pháp do chính phủ mà thực chất là tổng thống nắm. Vị trí của TT hiện tại là mô hình kết hợp giữa vị trí của TT Mỹ và TT Đức. TT có quyền hoạch định chính sách quốc gia, chủ tọa đồng bộ trưởng để thông qua chính sách này, có quyền ân xá, bổ nhiệm thủ tướng, các đại sứ, các chức vụ dân sự. Quyền tư pháp do hệ thống tòa án nắm, ở pháp có 2 hệ thống tòa án, tòa án thường và tòa án hành chính, cùng với đó còn có các tòa án đặc biệt như tòa án thương mại, lao động, bảo hiểm xã hội, kiểm soát hoạt động cơ quan tư pháp là hội đồng thẩm phán tối cao do tổng thống là chủ tọa. Bộ trưởng bộ tư pháp là phó chủ tịch.
Hiện nay, tổ chức bộ máy nhà nước tại Việt Nam, về bản chất vẫn bảo đảm tính tập quyền xã hội chủ nghĩa, song trên thực tế đã vận dụng những hạt nhân hợp lý của thuyết phân quyền, nghĩa là nhấn mạnh đến khía cạnh phân công quyền lực: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Đây là bước phát triển trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Theo wikipedia.org

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh


Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.
Dưới đây là những lý do khiến cà phê trở thành một trong những đồ uống tốt nhất cho sức khỏe trên hành tinh của chúng ta.


Cà phê giúp bạn thông minh hơn
Cà phê không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn làm bạn trở nên thông minh hơn theo nghĩa đen. Chất caffein có trong cà phê có tác dụng ngăn chặn tác dụng của một chất gây ức chế thần kinh có tên là Adenosine. Bằng cách đó, cafein có tác dụng tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh cũng như giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác như dopamine và norepinephrine. Nhiều thí nghiệm đã cho thấy, cafein có tác dụng cải thiện tâm trạng, trí nhớ, và các chức năng nhận thức nói chung.
Cà phê giúp bạn giảm béo
Đây là một lý do tuyệt vời để bạn tìm tới cà phê như một cách để đốt cháy lượng chất béo dư thừa trong cơ thể bởi cà phê không đắt hơn bất kỳ loại thuốc giảm cân nào có bán trên thị trường. Theo các nhà khoa học, caffein làm tăng tốc độ trao đổi chất và giúp huy động các axit béo từ các mô mỡ. Nó cũng có thể tăng hiệu quả của các hoạt động thể chất trung bình lên tới 11-12%.
Cà phê làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 đang trở thành một “đại dịch” trên toàn thế giới với con số bệnh nhân lên tới 300 triệu, tăng gấp 10 lần chỉ sau vài thập kỷ. Bệnh tiểu đường tuyp 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường. Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, cà phê giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một bài báo tổng hợp 18 công trình nghiên cứu, với số lượng người tham gia lên tới 457.922 người nhấn mạnh rằng, những người uống nhiều cà phê hơn sẽ ít có nguy cơ bị bệnh hơn và mỗi ngày uống thêm một cốc cà phê thì sẽ giảm thêm 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cà phê giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ
Cà phê không chỉ giúp bạn thông minh hơn trong một thời gian ngắn mà còn bảo vệ bộ não của bạn khi về già. HIện tại, bệnh suy giảm trí nhớ người già (Alzheimer) đang là một chứng bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và là nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, những người uống cà phê có thể giảm tới 60% nguy cơ mắc chứng bệnh Alzheimer và mất trí nhớ. Hiệu quả này, theo các nhà khoa học đặc biệt có tác dụng đối với phụ nữ. Cà phê cũng được khẳng định giúp làm giảm nguy cơ mắc chứng bệnh Parkinson từ 32-60%.
Cà phê tốt cho gan của bạn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có thể làm giảm nguy cơ xơ gan tới 80%, hiệu quả mạnh nhất đối với những người uống hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày. Ngoài ra, cà phê cũng có thể giảm nguy cơ ung thư gan khoảng 40%.
Cà phê chứa nhiều chất bổ dưỡng
Cà phê không chỉ là thứ nước đen đắng ngoét như nhiều người thường nghĩa. Các nghiên cứu khoa học khẳng định, trong cà phê chứa rất nhiều chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một cốc cà phê bao gồm:
- 6% Vitamin B5
- 11% Vitamin B2
- 2% Niacin (B3) vf Thiamine (B1)
- 3% Kali và Mangan.
Lời nhắn
Mặc dù một lượng cà phê vừa phải rất tốt cho sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa uống càng nhiều càng tốt. Uống có nhiều cà phê có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất của cà phê, không nên cho đường hoặc bất cứ chất phụ gia nào khác vào tách cà phê của bạn.
Trong trường hợp cà phê làm bạn khó ngủ, đừng uống nó sau 2 giờ chiều. Bạn cũng không nên uống cà phê vào buổi tối bởi nó có thể làm bạn mất ngủ cả đêm.
Cuối cùng, dẫu sao đi nữa, một ly cà phê đen thuần chất vẫn là thức uống bổ dưỡng nhất hành tinh.

“Trồng” cây cảnh nghệ thuật bonsai bằng dây thép


(Kienthuc.net.vn) – Nghệ sĩ Kento người Nhật Bản chứng tỏ khả năng sáng tạo phi thường khi biến hóa những sợi dây thép thành các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.











Chiến dịch “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” của Mao Trạch Đông

(CL)- Hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc họp thảo luận và thông qua bài đăng trên Nhân dân nhật báo ngày 5 tháng Tư năm 1956 “Về kinh nghiệm lịch sử của chuyên chính vô sản”, mở đầu một đường lối “tả khuynh” do Mao Trạch Đông khởi xướng, đã liên tục kéo dài suốt 20 năm. Từ bài học của Liên Xô, những người lãnh đạo Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình đã nhận thức được sự cần thiết phải phòng ngừa cách thống trị độc tài kiểu Staline và phản đối sùng bái cá nhân. Còn Mao Trạch Đông, ông bắt đầu chú ý “chống xét lại”, “chống giai cấp tư sản” ở Trung Quốc, và sau đây là bản dạo đầu.


Tháng Năm 1956, Bắc Kinh nóng vô cùng, nóng vì thời tiết, nóng vì chính trị với chủ trương của Đảng “bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng). Ngày 26 tháng Năm, Lục Định Nhất thay mặt Trung ương Đảng nói chuyện trước giới trí thức thủ đô là Đảng chủ trương “trăm hoa đua nở” đối với công tác văn nghệ và “trăm nhà đua tiếng” đối với công tác khoa học, rằng chủ trương đó đã được Mao Trạch Đông tuyên bố tại hội nghị tối cao của Quốc Vụ viện.
Tháng Ba năm sau, tại hội nghị công tác tuyên truyền toàn quốc với sự tham dự của 800 cán bộ tư tưởng của Đảng, Mao Trạch Đông đã trình bày sự đánh giá đối với thành phần trí thức. Theo ông, tuyệt đại đa số tán thành chế độ xã hội chủ nghĩa, một thiểu số tuy không nhiệt tình hoan nghênh như vậy nhưng vẫn yêu nước, còn lại rất ít là thù địch, vì vậy cải tạo trí thức là cần thiết và trí thức phải kết hợp với công nông. “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” là phương châm lâu dài của Đảng, phải mạnh tay “phóng” cho mọi người dám phát biểu, dám phê bình, dám tranh luận.Tiếp đến, ngày 27 tháng Tư năm 1957 Trung ương Đảng chính thức ban bố “Chỉ thị chỉnh phong”. Thế là trong chỉnh, ngoài phê, bao nhiêu cuộc tọa đàm, bao nhiêu buổi sinh hoạt tổ nhóm để nghe ý kiến của quần chúng được tổ chức, đâu đâu cũng thấy “tề phóng”, đâu đâu cũng nghe “tranh minh”. Ngày 19 tháng Năm năm 1957 những tờ đại tự báo (báo chữ to) bắt đầu dán trong các trường đại học nặc danh phê bình cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền một cách táo bạo hơn. Trúng kế rồi, nhân đại phóng, đại minh, đại tự báo, đại tranh luận mà “cỏ dại” mà “tiếng lạ” đã lộ hình, đã rõ âm, bị tóm gọn trong một rọi phần tử hữu khuynh chống Đảng chống chủ nghĩa xã hội.
Tháng Sáu, cuộc phản kích chống hữu khuynh bắt đầu. Tháng Bảy, tại Thanh Đảo, trước hội nghị bí thư các tỉnh thành, Mao Trạch Đông chỉ rõ quan hệ giữ chỉnh phong và chống hữu, ông mới tiết lộ mưu kế bốn giai đoạn: giai đoạn đại minh đại phóng, giai đoạn phản kích, giai đoạn sửa đổi điều chỉnh, giai đoạn mỗi người tự nghiên cứu văn kiện, phê bình phản tỉnh và nâng cao. Ngày 29 tháng Sáu, bộ chỉ huy chống phái hữu quy định phải điểm danh, Bắc Kinh 400 người, cả nước 4.000 người. Mười ngày sau, “chỉ tiêu” đó nâng lên 800, 8.000. Đến tháng Chín, báo cáo tại hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa 8, con số phần tử hữu khuynh là 6 vạn và cuối chiến dịch vào mùa hè năm 1958 lên tới 55 vạn.
Cuộc chiến đấu chống hữu huynh mở rộng đến các huyện, các khu, nhà máy, hầm mỏ.
Nội bộ nhân dân bị phân chia thành ba phái hữu khuynh, trung lập và tả khuynh. Trong phần tử hữu khuynh lại vạch rõ loại cực hữu, xếp họ về phía bên kia giới tuyến – thù địch chính trị với nhân dân, nâng thành mâu thuẫn đối kháng địch ta. Từ số lượng, tính chất cuộc vận động chống hữu khuynh đã tỏa lan, cộng thêm phương pháp đấu tranh lại là “tứ đại” (đại minh, đại phóng, đại biện luận, đại tự báo) nên mức độ và kết quả càng thâm hiểm và nghiêm trọng. Nhiều đồng chí trung trinh, nhiều bạn bè hợp tác đã lâu dài với Đảng, nhiều trí thức tài năng, nhiều thanh niên nhiệt huyết v.v… bỗng nhiên bị truy chụp, đấu tố đã trở thành kẻ thù, bị hãm hại suốt đời, làm cho nhà nước tổn thất không biết là nhường nào. Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa 8 đã đi đến một kết luận khác hẳn với hội nghị lần thứ nhất, và cho rằng mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa đường lối xã hội chủ nghĩa và đường lối tư bản chủ nghĩa, quy định 2 giai cấp bóc lột và 2 giai cấp lao động: địa chủ mại bản, phần tử hữu khuynh bị đánh đổ cùng bè lũ phản động và tư sản dân tộc đang tiếp thu cải tạo xã hội chủ nghĩa với phần tử trí thức của họ đều thuộc về bóc lột,chỉ có công nông là lao động.
......
(Theo Nhà báo & Công luận; Thứ Sáu, 14/10/2011)

Cách xem Đông tứ mệnh, Tây tứ mệnh


Phong thủy bát trạch là một trường phái la bàn giúp xác định các phương hướng tốt xấu của mỗi người, dựa vào năm sinh âm lịch và giới tính của người đó.


Phương pháp này dễ thực hành mà hiệu quả cao nên rất được ưa chuộng. Trường phái bát trạch kết hợp các phương vị của ngôi nhà với tính mệnh của chủ nhà. Theo đó, các hướng tốt xấu của mỗi người (4 hướng tốt và 4 hướng xấu) phụ thuộc vào quái mệnh (hay quái số) của người đó. Người ta dựa vào các hướng tốt để chọn hướng cửa chính, hướng đặt giường ngủ, bàn làm việc…, và dựa vào các phương (cung) tốt xấu trong ngôi nhà, căn phòng để dùng vật phẩm phong thủy kích hoạt vận may, hóa giải vận rủi.
Phong thủy chia con người thành 2 nhóm: Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. Mỗi người chỉ thuộc 1 trong 2 nhóm này, tùy theo quái số.
Các số thuộc Đông tứ mệnh: 1, 3, 4, 9
Các số thuộc Tây tứ mệnh: 2, 5, 6, 7 và 8.
Cách tính quái số
Bước 1: Xác định năm sinh âm lịch. Bước này cần thực hiện chính xác, nếu không các tính toán sẽ bị sai lệch hoàn toàn. Ví dụ người sinh ngày 05/01/1986 có năm sinh âm lịch là 1985 (Ất Sửu), chứ không phải 1986 (Bính Dần).
Bước 2: Cộng 2 số cuối của năm sinh, giản ước tới số có một chữ số.
Bước 3:
• Nam: Lấy 10 trừ đi số vừa tìm được.
• Nữ: Lấy 5 cộng với số vừa tìm được.
Kết quả chính là quái số cần tìm.
Chú ý: Với những người sinh từ năm 2000 trở đi, bước 3 thực hiện như sau:
• Nam: Lấy 9 trừ đi số vừa tìm được.
• Nữ: Lấy 6 cộng với số vừa tìm được.

Người sinh trước năm 2000
Nam
Nữ
Năm sinh âm lịch
1981
1978
Cộng 2 số cuối của năm sinh
8+1=9
7+8=15
Giản ước tổng tìm được thành số có 1 chữ số
9
1+5=6
Nam: Lấy 10 trừ đi số vừa tìm được
10-9=1
Nữ: Lấy 5 cộng với số vừa tìm được
5+6=11
Giản ước số tìm được thành số có 1 chữ số
Kết quả thu được chính là quái số
1
1+1=2
Người sinh từ năm 2000 trở đi
Nam
Nữ
Năm sinh
2003
2019
Cộng 2 số cuối của năm sinh
0+3=3
1+9=10
Giản ước tổng tìm được thành số có 1 chữ số
1+0=1
Nam: Lấy 9 trừ đi số vừa tìm được
9-3=6
Nữ: Lấy 6 cộng với số vừa tìm được
6+1=7
Quái số
6
7

Bảng tra cứu quái số theo năm sinh

 

Phân hạng Giấy phép lái xe


Theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 07/2009/TT - BGTVT ngày 19-6-2009 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe được phân ra những hạng như sau:


1. Hạng A1: Điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2: Điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3: Điều khiển xe môtô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4: Điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.
5. Hạng B1: Cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
6. Hạng B2: Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
7. Hạng C: Cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
8. Hạng D: Cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
9. Hạng E: Cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
10. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750kg.
11. Hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa...

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Á tế á ca - Phan Bội Châu

NAM HẢI BÔ THẦN CA - (Từ Nhật Bản kí hồi Thống sứ phủ) - (1906)


Á Tế Á[1] năm châu là bậc nhất,
Người nhiều hơn mà đất cũng rộng hơn.
Cuộc đời mở hội doanh hoàn,
Anh hùng bốn bể giang san một nhà.
Gẫm từ thuở Âu La[2] tìm đất,
Vượt Chi Na qua Nhật đến Triều Tiên.
Xiêm La, Ấn Độ gần liền,
Cao Miên, Đại Việt thông miền Ai Lao.
Thịt một miếng trăm dao xâu xé,
Chiếc kim âu chẳng mẻ cũng khôn lành.
Tôi con Pháp, tớ thầy Anh,
Nín hơi Đại Đức, nép mình cường Nga.
Gương Ấn Độ còn xa đâu đó,
Chẳng máu đào, nhưng cũng họ da vàng
Mênh mông một dải Đông Dương,
Nước non quanh quất trông càng thêm đau.

Cờ tự lập đứng đầu phất trước,
Nhật Bản kia vốn nước đồng văn,
Thái Đông nổi hiệu duy tân,
Nhật Hoàng là đấng anh quân ai bì?
Dòng Thần Vũ riêng về một họ,
Vùng Phù Tang soi tỏ góc trời,
Kể đời trăm hai mươi hai,
Năm hai nghìn lẻ năm mươi có thừa[3].
Sẵn cơ hội trời đưa lại đó,
Chốn kinh thành Thần Hộ[4] mới dời sang.
Dẹp Mạc Phủ, bỏ phiên bang,
Đổi dòng chính sóc, thay đường y quan.
Khắp trong nước dân đoàn xã hội,
Nhà học đường đã ngoại ba muôn.
Việc kĩ nghệ, việc bán buôn,
Nơi lò hấp bát, nơi khuôn đúc đồng.
Chè, lụa, tơ, gai, bông, nhung, vũ,
Mọi đồ sơn, vân mẫu, pha lê.
Dao với quạt, tán với xe,
Đủ mùi hải lục, hợp nghề nông thương.
Bốn lăm triệu kể lương dân số,
Các sắc quân ước độ triệu người.
Chu vi mặt đất rộng dài,
Tính vuông Pháp lí bốn mươi vạn thừa.
Bốn mốt huyện năm xưa mới đổi,
Đầu Nại Xuyên mà cuối Lộc Nhi.
Đông Kinh ba phủ cận kì,
Ngoài thì Đại Bản, trong thì kinh đô.
Tỉnh Bắc Hải dư đồ quanh bể,
Huyện Xung Thằng chưa kể đất Lưu Cầu[5].
Gò Đối Mã bốn bể sâu,
Nghiêm Đồng đặt súng, Trúc Phu đỗ tàu.
Nhà dây thép đâu đâu cũng đặt,
Truyền thông thương khắp mặt ngoại dương.
Kìa thiết lộ, nọ ngân hàng,
Đăng đàn, báo quán, ngổn ngang phụ đầu[6].
Cuộc biến pháp năm đầu Minh Trị,
Ba mươi năm dân trí mở mang,
Chữ Hán tự, chữ Tây dương,
Mọi bài diễn thuyết, các phường chuyên môn.
Đất Đại Bản mở đồn đúc súng,
Xưởng Đông Kinh riêng cũng một toà.
Trường Kì thuyền cục mấy nhà,
Dã Tân, Tu Hạ ấy là hải quân.
Tàu với súng trăm phần chấn chỉnh,
Lại ngư lôi bác đĩnh[7] ai tày.
Quan quân luyện tập đêm ngày,
Mọi nghề so với Thái Tây kém gì.
Đội mã bộ, lục sư các trấn.
Từ Hà Di đến tận Tát Ma.
Tám đạo rộng, bốn gò xa,
Phú Sơn cao ngất, Tì Bà trong veo[8].
Tướng, tá, uý, cũng theo Tây lệ,
Đủ vương binh, pháo vệ chỉnh tề,
Đồng bào nghĩa khí gớm ghê,
Cái thù nô lệ, ắt thề giả xong.
Năm Giáp Ngọ[9] đùng đùng sóng gió,
Vượt quân sang thẳng trỏ Đại Hàn.
Quân Lục Áo, tướng Thái Sơn,
Ra tay cho biết cái gan anh hùng.
Đông tam tỉnh[10] thu trong tay áo,
Bọn trắng da ngơ ngáo giật mình,
Cuộc hoà đâu bất thình lình,
Chủ trương này dễ Nga đình vẽ khôn.
Bụng ái quốc ghê hồn Nhật Bản,
Giận xung quan khôn cản nghĩa đồng cừu.
Đã toan trở súng quay tàu,
Y Đằng[11] can khéo mưu sâu vãn hồi.
Nhận bồi khoản Bành, Đài nhượng địa,
Trong mười năm rồi sẽ chịu nhau.
Nga kia nước lớn lại giàu,
Bên giường giấc ngáy, dễ hầu chịu yên,
Hàn với Mãn lợi quyền thu sạch[12],
Xe Nhĩ Tân, tàu lạch Sâm Uy[13].
Cõi Đông đương cuộc an nguy,
Có ta, ta phải phù trì chúng ta.
Việc khai hấn chắc là quyết liệt,
Đất Á Đông thấy huyết phen này.
Giáp Thìn trong tháng Chạp tây,
Chiến thư hai nước đợi ngày giao tuy.
Trận thứ nhất Cao Li lừng tiếng,
Khắp toàn cầu muôn miệng đều khen.
Sa trường xung đột mấy phen,
Ngọn cờ Áp Lục, tiếng kèn Liêu Đông.
Châu Lữ Thuận mơ màng khói bạc,
Thành Phụng Thiên ngơ ngác non xanh.
Hải quân một trận tan tành,
Thái Hoa cắt núi, Đông Thanh xẻ đường.
Sức hùng vũ ai đương lại được,
May điều đình có nước Hoa Kì.
Khéo điều hoà cuộc giải vi,
Nếu không Bỉ Đắc[14] còn đâu là đời.
Hội vạn quốc diễn bài thương nghị,
Chấu mới voi chuyện cũng nực cười.
Xem trong hoà khoản mười hai,
Bề nào Nga cũng chịu lui trăm phần.
Cuộc tang hải khuất thân từng lúc,
Áng liệt cường nay cũng chen vai.
Khen thay Nhật Bản anh tài,
Từ nay danh dự còn dài về sau.

Ngồi mà nghĩ thêm sầu lại tủi,
Nước Nam mình gặp buổi truân chuyên.
Dã man quen thói ngu hèn,
Cũng như Minh Trị dĩ tiền khác đâu.
Từ giống khác mượn màu bảo hộ,
Mưu hùm tinh, lừa lũ voi già.
Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu.
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo,
Việc luyện binh, việc giáo học trường,
Việc công nghệ, việc nông thương,
Việc khai mỏ khoáng, việc đường hoả xa.
Giữ các việc chẳng qua người nước,
Kẻ chức bồi, người tước culi.
Thông ngôn kí lục chi chi,
Mãn đời lính tập, trọn vì quan sang.
Các thức thuế các làng thêm mãi,
Hết đinh điền rồi lại trâu bò.
Thuế chó cũi, thuế lợn bò,
Thuế diêm, thuế tửu, thuế đò, thuế xe.
Thuế các chợ, thuế trà, thuế thuốc,
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn.
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn.
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn,
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế đàn đĩ thoã,
Thuế gạo rau, thuế lúa, thuế bông.
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng,
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kì.
Các thức thuế kể chi cho xiết,
Thuế xia kia mới thật lạ lùng,
Làm cho thập thất cửu không,
Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi.
Lại nghe nỗi Lào Cai, Yên Bái[15],
So muôn người như giải lũ tù.
Ăn cho ngày độ vài xu,
Việc làm gian khổ, công phu lạ lùng.
Độc thay phong chướng nghìn trùng,
Nước sâu quẳng xác, hang cùng chất xương.
Nỗi diệt giống bề lo bề sợ,
Người giống ta biết có còn không?
Nói ra sởn gáy động lòng,
Cha con khóc lóc, vợ chồng thở than.
Cũng có lúc bầm gan tím ruột,
Vạch trời kêu mà tuốt gươm ra.
Cũng xương cũng thịt cũng da
Cùng hòn máu đỏ, giống nhà Lạc Long.
Thế mà chịu trong vòng trói buộc,
Bốn mươi năm nhơ nhuốc lầm than.
Thương ôi! Bách Việt giang san,
Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mẩn tỉnh chưa, chưa tỉnh?
Anh em ta phải tính nhường sao.
Đôi bên, bên nọ, bên cừu,
Họ khôn phải học, cừu sâu phải đền.
Việc tân học phải đem dựng nước,
Hội dân đoàn, cả nước với nhau.
Sự buôn phải lấy làm đầu.
Mọi nghề cũng ghé địa cầu một vai.
Bây giờ kể còn dài chưa hết,
Chữ tự do xin kết bên lòng.
Gương Nhật Bản đất Á Đông,
Giống ta, ta phải soi trông kẻo nhầm.
Bốn mươi triệu đồng tâm nhất đức,
Mãnh hổ kia đem sức với quần dương.
Hiệu cờ nổi chữ tự cường,
Thay bầy nô lệ làm phường văn minh.
Kìa thuở trước như Anh, Pháp, Đức,
Cũng chẳng qua cùng cực tắc thông,
Hoạ may trời có chiều lòng,
Việt Nam dựng lại, phương Đông có mình.
Thân phiêu bạt đã đành vô lại,
Bấy nhiêu năm Thượng Hải, Hoành Tân.
Chinh Nga nhân lúc hoàn quân,
Tủi mình bô bá[16], theo chân khải hoàn.
Bưng chén rượu ân ban hạ tiệp[17],
Gạt hàng châu khép nép quỳ tâu,
Thiên Nam mù mịt ngàn dâu,
Gió Tây như thồi dạ sầu năm canh.
Biết bao nỗi bất bình khôn giải.
Mượn bút hoa mà cải quốc âm,
Thân giàn bao quản cát lầm,
Khuyên ai đúc chữ đồng tâm sau này.

Chú thích:
[1] Á Tế Á: châu Á, phiên âm từ “Asie”.
[2] Âu La Ba: châu Âu, phiên âm từ “Europe”.
[3] Mạc Phủ: thủ lĩnh của chư hầu thường lấn át quyền vua; Phiên Bang: những nước chư hầu nhỏ.
[3] Kể từ khi lập quốc đến nay có 2500 năm lịch sử và trải qua 122 đời vua cùng họ.
[4] Thần Hộ: Kobe
[5] Lưu Cầu: quần đảo Ryukyu ở phía nam Nhật Bản, nay là Okinawa.
[6] Cột đèn bể, nhà bán báo, đầy rẫy ở bến tàu (phụ đầu).
[7] Bác đĩnh: pháo thuyền nhỏ, có đặt súng đại bác.
[8] Phú Sĩ: núi Fuji gần Kyoto; Tì Bà; hồ Biwa gần Kyoto.
[9] Năm 1894. Cả đoạn thơ này nói về việc tranh chấp giữaTrung-Nhật thời đó.
[10] Tức ba tỉnh miền Đông TQ là Phụng Thiên, Cát Lâm, Hắc Long Giang.
[11] Y Đằng tức Ito, thủ tướng Nhật thời đó.
[12] Chỉ Triều Tiên và Mãn Châu bị xâm chiếm.
[13] Đường xe lửa Cáp Nhĩ Tân và bến tàu thuỷ hải Sâm Uy.
[14] Bỉ Đắc: Thành phố Saint Péterbourg, thủ đô Nga. Ý câu này nói Nga có thề mất cả kinh đô.
[15] Chỉ việc làm đường xe lửa Yên Bái-Lào Cai.
[16] bô bá: trốn tránh
[17] hạ tiệp: tiệc tượu vui mừng chiến thắng