Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Khám phá bí ẩn bên trong pin điện thoại di động


(Infonet) - Pin điện thoại là một điều kỳ diệu của các công thức hóa học, lưu trữ một lượng điện năng lớn giúp thiết bị của bạn chạy trong nhiều giờ liền.
Hầu hết các thiết bị di động hiện đại đều dùng pin lithium-ion (còn gọi là Li-ion), trong đó bao gồm 2 phần chính là một cặp điện cực và các chất điện phân ở giữa. Nguyên liệu để sản xuất cặp điện cực cũng khác nhau, có thể là lithium, than chì, thậm chí là các dây nano, nhưng tất cả đều phải dựa vào tính chất hóa học của lithium.

Pin lithium-ion là loại pin khổ biến nhất hiện nay.
Đây là một kim loại kiềm, do đó nó có xu hướng dễ kết hợp với các nguyên tố khác. Lithium tinh khiết có thể bắt lửa trong không khí, do đó loại lithium sử dụng trong pin điện thoại là một hợp chất an toàn hơn có tên là lithium cobalt oxit.
Lithium ion là loại pin phổ biến nhất vì nó có thể lưu giữ được nhiều năng lượng nhất trong không gian nhỏ. Tuy nhiên, loại pin này cũng có một nhược điểm, đó là dễ gây ra cháy nổ trong khi sạc.
Dung lượng pin
Công suất của pin được đo bằng miliampe/giờ (mAh). Ví dụ, một cục pin có dung lượng 1.000 mAh có thể cung cấp 1.000 miliampe trong 1 giờ. Nếu điện thoại của bạn chỉ sử dụng 500 miliampe, nó sẽ thọ được trong 2 tiếng.
Tuy nhiên, thời lượng sử dụng trên thực tế sẽ phức tạp hơn đôi chút bởi lượng điện năng một thiết bị sử dụng thay đổi từng phút, tùy thuộc vào những tác vụ nó thực hiện. Nếu màn hình của smartphone luôn sáng, chip xử lý hoạt động nhiều, nó sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Do đó, các nhà sản xuất thường khuyến cáo người dùng nên sử dụng một ứng dụng để đo lượng điện năng tiêu thụ và tình trạng pin trên thiết bị của bạn.
Kiểm soát nguồn điện

Quá trình sạc trên chiếc Galaxy Note II được kiểm soát chặt chẽ nhờ một chiếc computer đặt bên trong pin. Máy sẽ sạc rất nhanh trong giai đoạn đầu và chậm dần khi đã gần đầy pin.
Bởi pin lithium ion có xu hướng phát nổ khi dòng điện vào quá nhanh, nó cần phải được kiểm soát. Các nhà sản xuất đảm bảo độ an toàn của nó bằng việc, tạo ra bộ kiểm soát sạc để quản lý dòng electron chạy qua các điện cực trong khi sạc. Do đó, mỗi cục pin đều có một chiếc máy tính nhỏ bên trong, ngăn không cho nó sạc quá nhanh hoặc quá chậm.
Các công nghệ mới
Công nghệ sản xuất pin luôn luôn được cải tiến. Các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới luôn tìm kiếm những công nghệ mới, nhằm thay thế pin lithium. Trong số các công nghệ mới đó, cụm từ được nhắc đến nhiều nhất chính là các siêu tụ điện. Siêu tụ điện cho khả năng sạc nhanh hơn nhiều và cũng yêu cầu ít phản ứng hóa học hơn hẳn. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, loại pin này chỉ có thể cung cấp điện năng trong một khoảng thời gian ngắn – trái ngược với những gì một thiết bị di động cần.
Ngoài ra, các loại pin dùng hidro để phát sinh điện năng cũng đang được phát triển. Tuy nhiên, loại pin này lại không đủ nhỏ để đưa vào trong một chiếc điện thoại di động. Theo dự đoán của các chuyên gia, hầu hết các công nghệ nói trên đều chưa thể có mặt trên thị trường trong một vài năm tới.
Đức Nam

Truyền thuyết về sự hình thành nhà nước Do Thái


(Kienthuc) - Lời nguyền đáng sợ của nhà tiên tri Do Thái nổi tiếng

Nhiều ý kiến cho rằng, Do Thái là tộc người thông minh xuất chúng nhất trên thế giới. Và người Do Thái thông minh lỗi lạc, nổi tiếng nhất là nhà tiên tri Moses...


Dân tộc Do Thái đã sản sinh ra nhiều thiên tài cho hành tinh, một trong số đó là nhà bác học vĩ đại Albert Einstein - người được biết đến nhiều với Thuyết tương đối và đặc biệt hơn cả là nhà tiên tri Moses…
Thưở thiếu thời đầy sóng gió…
Những tư liệu đề cập tới Moses phần lớn là các tác phẩm tôn giáo, trong đó chủ yếu là Kinh Torah. Theo đó, Moses sinh ra ở Ai Cập, vào thời kì người Do Thái bị nền văn minh này đô hộ và bắt làm nô lệ.
Pharaoh đã ra một đạo luật tàn ác, tàn sát tất cả những bé trai người Do Thái bằng cách dìm chúng xuống sông Nile. Để cứu con trai mình, sau khi sinh ra Moses, mẹ ông đã đặt ông vào một chiếc nôi thả trôi theo dòng sông thần thánh.

Bà Jochebed - mẹ của Moses thả con trai 3 tháng tuổi trôi theo dòng sông Nile.

Moses may mắn khi chiếc nôi đã trôi tới chỗ công chúa Thermuthis đang tắm cùng các tì nữ. Bà đã cho vớt đứa bé lên, nhận làm con nuôi.
Luôn theo sát chiếc nôi của đứa em trai, Miriam - chị gái của Moses đã tới xin công chúa cho phép trở thành vú nuôi của đứa trẻ. Cái tên Moses cũng là do công chúa Ai Cập đặt, nó có nghĩa là “cứu khỏi nước”.


Khi Moses trưởng thành, ông nhận thấy, đồng bào Do Thái của mình đang sống trong lầm than kiếp nô lệ. Chứng kiến một quản nô Ai Cập đánh đập người Do Thái, Moses đã giết chết người Ai Cập đó, vùi xác trong cát.
Không ngờ, sự việc bại lộ, Moses buộc phải bỏ trốn sang bán đảo Sinai. Tại đây, ông đã bênh vực, bảo vệ 7 cô gái chăn cừu khỏi một nhóm mục tử hung hăng. Để cảm ơn Moses, cha của 7 cô gái thết đãi Moses hậu hĩnh và cho ông chăm sóc bầy chiên. Ông ở đây tới 40 năm liền.

Moses bảo vệ 7 cô gái khỏi những kẻ hung hãn.

Hành trình trở lại Ai Cập…
Ở Sinai, Moses đã gặp Thiên Chúa, được Ngài trao cho quyền năng nhìn thấy trước tương lai và giao sứ mệnh dẫn dắt dân tộc mình thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập.
Moses trở lại Ai Cập với phép thuật to lớn, ông thuyết phục được các trưởng lão Do Thái tin và hành động theo qua những lời tiên tri. Cùng với anh trai Aaron, Moses tới gặp Pharaoh và đòi quyền lợi cho đồng bào mình.

Moses được Chúa ban cho cây gậy phép đầy quyền năng và sứ mệnh cao cả.

Sau vài lần gặp, Pharaoh đều không đồng ý, lật lọng thậm chí ép người Do Thái lao dịch khổ sai hơn, Moses nổi giận và trừng phạt toàn xứ Ai Cập bằng 10 tai họa trong các lời tiên tri. Đó là dịch ếch nhái, dịch muỗi, ruồi mòng, châu chấu, dịch lệ tiêu diệt hết súc vật, dịch ghẻ, mưa đá, sấm sét…

Moses trừng phạt người Ai Cập bằng 10 tai họa.

Tai họa cuối cùng, thảm khốc nhất là lời nguyền “Tất thảy con trưởng nam trong xứ Ai Cập đều chết, từ thái tử của Pharaoh ngồi trên ngai, cho đến con cả người nô lệ ngồi sau cối xay”. Sự kinh hãi bao trùm đất nước Ai Cập. Sau cùng, người Do Thái đã được trả lại tự do.

Tại nạn thứ mười - tai nạn thảm khốc nhất người Ai Cập phải hứng chịu.

Dẫn dắt dân tộc tới miền đất hứa…
Rời Ai Cập, Moses lãnh đạo những người nô lệ Do Thái cùng gia súc đi về phía Đông, hướng tới miền đất hứa. Họ đi qua rất nhiều hoang mạc, gặp phải nạn thổ phỉ, nạn đói, khát. Song lần nào, Moses với cây gậy phép cùng sự giúp đỡ từ Chúa trời đều vượt qua, tiếp tục cuộc hành trình dài.


Trên hoang mạc, có lần lương thực cạn kiệt, Moses làm phép cầu khấn đấng bề trên. Chúa trời đã tạo ra manna - một loại bánh giống lương khô trên trời rơi xuống, đồng thời phái chim cút bay tới các lều trại, tạo nguồn thực phẩm cho đoàn người Do Thái.
Khi đến Marah, tất cả gặp phải nguồn nước đắng, không thể uống được, Moses chỉ lấy một thanh gỗ ném xuống nước. Kì lạ thay, nước bỗng trong ra và dùng được ngay.

Một lần khác, tại Rephidim, Moses gõ chiếc gậy phép vào tảng đá, nước từ đâu tuôn ra cho toàn bộ đoàn người vơi đi cơn khát.

Không chỉ vậy, đoàn người Do Thái của Moses còn phải đối mặt với những chiến binh Amalek hung bạo. Khi đó, Moses đã cho tuyển những tráng sĩ từ đồng bào mình, tập hợp lại thành một đội quân ứng chiến.
Phần mình, Moses lên trên đỉnh đồi, giơ cao cây gậy phép Chúa ban cho. Khi ông giơ lên cao, quân Do Thái áp đảo quân địch, khi hạ tay xuống, chiến binh Amalek chiếm thế thượng phong.
May sao, nhờ sự giúp đỡ của anh trai của Moses - Aaron và Hur - một người dân Do Thái mà Moses đã giương cao gậy phép được cho tới cuối ngày, cũng là lúc quân Do Thái đánh bại được quân đội Amalek.


Khi đi qua Biển Chết, rất nhiều dân chúng bị rắn lửa từ đâu kéo đến cắn chết. Để bảo vệ họ, Moses hóa phép ra một con rắn đồng treo lên cao. Những người dân bị rắn cắn chỉ cần nhìn vào con rắn đồng là mọi bệnh tật bỗng chốc tiêu tan.


Theo một số ghi chép, Chúa trời đã báo với Moses, hành trình của ông sẽ bị dang dở bởi ông không còn sống được bao lâu nữa. Vì vậy, Moses đã trao lại quyền lãnh đạo, cẩn thận dặn dò các trưởng lão về mọi việc sau này. Sau đó, Moses một mình lên núi Nebo, ngắm nhìn lại toàn bộ hành trình đã trải qua và từ trần tại đỉnh Pisgah đúng sinh nhật 120 tuổi.

Các chữ số đầu của Giấy chứng minh nhân dân

Các chữ số đầu của Giấy chứng minh nhân dân (mẫu cũ hiện đang sử dụng) là các mã số của Tỉnh / Thành phố nơi cấp CMND:



Số Tỉnh/Thành phố
01 Hà Nội
02 TP.Hồ Chí Minh
03 Hải Phòng
04 Điện Biên
04 Lai Châu
05 Sơn La
06 Lào Cai
06 Yên Bái
07 Hà Giang
07 Tuyên Quang
08 Cao Bằng
08 Lạng Sơn
09 Bắc Cạn
09 Thái Nguyên
10 Quảng Ninh
11 Hà Tây (cũ)
11 Hòa Bình
12 Bắc Ninh
13 Phú Thọ
13 Vĩnh Phúc
14 Hải Dương
14 Hưng Yên
15 Thái Bình
16 Hà Nam
16 Nam Định
16 Ninh Bình
17 Thanh Hóa
18 Hà Tĩnh
18 Nghệ An
19 Quảng Bình
19 Quảng Trị
19 Thừa Thiên Huế
20 Đà Nẵng
20 Quảng Nam
21 Bình Định
21 Quảng Ngãi
22 Khánh Hòa
22 Phú Yên
23 Kon Tum
230 Gia Lai
231 Gia Lai
24 Đắc Lắc
25 Lâm Đồng
26 Bình Thuận
26 Đắc Nông
26 Ninh Thuận
27 Bà Rịa - Vũng Tàu
27 Đồng Nai
28 Bình Dương
28 Bình Phước
29 Tây Ninh
30 Long An
31 Tiền Giang
32 Bến Tre
33 Trà Vinh
33 Vĩnh Long
34 Đồng Tháp
35 An Giang
36 Cần Thơ
36 Hậu Giang
36 Sóc Trăng
37 Kiên Giang
38 Bạc Liêu
38 Cà Mau

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Phạt xe không chính chủ: “chân voi” hay “cột đình”


(Theo TuanVietnam.net) - Điều đáng nói không phải ở chỗ một văn bản qui phạm pháp luật có sự sai sót hay không mà ở thái độ tiếp thu góp ý, phê bình và cách khắc phục.


Theo quy định nào?
Khoản 3 Điều 53 Luật giao thông đường bộ qui định cái gì?
Khoản 3 Điều 53 này viết: "Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp".
Nếu chỉ nhìn vào cái khoản 3 Điều 53 của Luật giao thông đường bộ mà quên mất cái tiêu đề của Điều 53 đó thì mọi người sẽ cho rằng khoản 3 Điều 53 này là qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu khi xe cơ giới được mua bán, cho, tặng, thừa kế.
Tiêu đề của Điều 53 đó là "Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới". Với tiêu đề này thì tại khoản 3 Điều này "Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp" là điều kiện, hay nói cách khác là một trong những điều kiện, để xe cơ giới được tham gia giao thông.
Nhưng Điều 53 này nói chung, và khoản 3 của Điều 53 này nói riêng, rõ ràng là không thể hiện cái điều là khi xe cơ giới được mua bán, cho, tặng thì xe phải được đăng ký quyền sở hữu (cả trước và sau khi mua bán, cho, tặng), hay nói khác là, với nội dung qui định này thì người dân đăng ký quyền sở hữu xe hay không là tùy ở người dân, trừ khi dân muốn cho xe tham gia giao thông thì xe phải được đăng ký quyền sở hữu.
Hơn nữa, điều khoản này cũng chỉ qui định là "Xe cơ giới phải đăng ký" chứ không qui định rằng xe cơ giới phải được đăng ký lại nếu thay đổi chủ sở hữu (tức khác so với Luật giao thông đường thủy nội địa), tức là xe chỉ cần có đăng ký là được, là đủ điều kiện về đăng ký để xe tham gia giao thông.
Nội dung qui định tại khoản 3 Điều 53 này được thể hiện lại một lần nữa bằng việc được bao hàm trong nội dung qui định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ, ở chỗ muốn có bản "đăng ký xe" để tài xế mang theo bên mình thì trước tiên xe phải được đăng ký.
Nhưng cả hai điều khoản ấy đều không thể hiện qui định xe phải được đăng ký quyền sở hữu khi xe được mua bán, cho, tặng, cũng như khi xe đã có đăng ký rồi lại được mua bán, cho, tặng, thừa kế.
Nếu người dân cho (hay đưa) xe không có đăng ký quyền sở hữu, tức không có bản "đăng ký xe", tham gia giao thông là người dân vi phạm Luật giao thông đường bộ. Nhưng hành vi không đăng ký xe khi xe được mua bán, cho, tặng không đồng nghĩa là hành vi cho xe không (hay không có) đăng ký tham gia giao thông. Chẳng hạn, người dân mua xe để bán lại, để trưng bày, để cho, tặng... mà không để tham gia giao thông hoặc mua xe để tham gia giao thông nhưng chưa cho xe tham gia giao thông thì rõ ràng rằng khoản 3 Điều 53 này không bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu, (cũng như không phải có biển số xe). Khi nào cho xe tham gia giao thông thì khi đó xe mới phải đăng ký. Nên thực ra điều qui định này chỉ là cho xe mới được sản xuất ra hay mới được nhập khẩu.
Do đó, lẽ ra Nghị định 34 (được sửa đổi bởi Nghị định 71) qui định xử phạt đối với hành vi cho xe (hay đưa xe) không đăng ký quyền sở hữu, hay không có bản "đăng ký xe" (xin lưu ý, không có bản 'đăng ký xe" là khác với có nhưng bị thất lạc, trong trường hợp này, hồ sơ lưu trữ của Công an sẽ cho biết xe có đăng ký hay không) tham gia giao thông, nhưng Nghị định của chính phủ lại qui định xử phạt hành vi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định".
Vậy, câu hỏi là không chuyển quyền sở hữu "theo qui định" mà Nghị định của Chính phủ nói đó là theo "qui định" nào?
Tác giả không tìm thấy qui định nào trong luật do quốc hội ban hành, kể cả trong khoản 3 Điều 53 Luật giao thông đường bộ như đã phân tích ở trên bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu khi xe được mua bán, cho, tặng.
Vậy, chỉ còn là qui định tại Điều 6 Thông tư số 36/2010/TT-BCA của Bộ Công an. Mà, qui định này là không đúng thẩm quyền nên không được Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật coi là một qui định của pháp luật như Tác giả đã phân tích trong bài viết của mình.
Phạt ai, người mua hay người bán?
Tiện đây, xin đề cập thêm về một số nét về câu chữ, cách diễn đạt trong Thông tư 36 của Bộ Công an và Nghị định 34 cũng như Nghị định 71 của Chính phủ.
Khoản 3 Điều 6 Thông tư 36/2010/TT-BCA qui định: "Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe" (xin nhấn mạnh từ "hoặc" trong qui định này).
Điều này có nghĩa là chỉ một trong hai người, hoặc người mua, hoặc người bán, có nghĩa vụ phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu cho xe, còn người kia thì không. Nhưng người nào trong hai người đó, điều khoản này lại không qui định. Do đó, nếu như có sự "không chuyển quyền sở hữu theo qui định", thì cơ quan chức năng sẽ  căn cứ vào qui định nào của pháp luật để phạt người mua mà không phải là phạt người bán, hay ngược lại, phạt người bán mà không phải là phạt người mua?
Đó là chưa kể, điều khoản này trong khi ngoài đề cập trường hợp mua bán còn để cập cả  các trường hợp cho, tặng, thừa kế. Nhưng, qui định người có nghĩa vụ đăng ký thì mới chỉ qui định cho trường hợp mua bán, còn trường hợp cho, tặng, thừa kế thì không qui định ai là người có nghĩa vụ phải thực hiện đăng ký, vì người mua, người bán không đồng nghĩa là người cho, người tặng, người cho thừa kế. Vậy, sẽ phạt ai đây khi có sự "không chuyển quyền sở hữu theo qui định" trong trường hợp cho, tặng, thừa kế?
Nghị định của chính phủ qui định xử phạt đối với "chủ phương tiện" "không chuyển quyền sở hữu theo qui định". Vậy, "chủ phương tiện" nói ở đây là ai, là người mua, người được cho, được tặng hay là người bán, người cho, tặng?
Vì, điều khoản này là nói về việc đăng ký xe khi xe được mua, bán, cho, tặng, nên trong cùng một hành vi mua bán, cho, tặng thì người bán, người cho, tặng là "chủ phương tiện" nếu xét về phương diện trước khi hành vi mua bán, cho, tặng được thực hiện xong, còn người mua, người được cho, được tặng là "chủ phương tiện" nếu xét về phương diện sau khi hành vi mua bán, cho, tặng được thực hiện xong.
Hỏi cách khác, phạt người bán, người cho, tặng hay phạt người mua, người được cho, được tặng nếu như có sự "không chuyển quyền sở hữu theo qui định"?  Thật rõ ràng rằng Nghị định của Chính phủ không cho câu trả lời.
Và nếu cứ hiểu "chủ phương tiện" nói ở đây là chủ hiện tại, tức người mua, người được cho, tặng thì xét về phương diện này, việc Nghị định qui định xử phạt đối với người này cũng là trái với Pháp lệnh và Luật về xử phạt vi phạm hành chính về chủ thể chịu phạt.
Vì "qui định" để làm căn cứ cho việc đánh giá hành vi của dân là có vi phạm "qui định" hay không là khoản 3 Điều 6 Thông tư 36 của Bộ Công an như đã phân tích ở trên. Nhưng điều khoản này lại không qui định rõ ai, tức người mua hay người bán, người được cho tặng hay người cho, tặng có nghĩa vụ phải thực hiện việc đăng ký như đã trình bày ở trên, hay nói cách khác là không thể hiện được người nào là người được coi là có hành vi vi phạm qui định của pháp luật khi có sự "không chuyển quyền sở hữu theo qui định".
Ngoài ra, cụm từ "chủ phương tiện" trong điều khoản này của Nghị định  của Chính phủ là để chỉ "chủ phương tiện" trong tất cả các trường hợp chuyển quyền sở hữu: mua bán, cho, tặng, thừa kế. Trong khi đó, "qui định" để làm căn cứ cho việc xác định chủ thể có hành vi vi phạm "qui định" hay không, tức để xác định chủ thể chịu  phạt - là khoản 3 Điều 6 Thông tư 36 của Bộ Công an - thì chỉ đề cập "chủ phương tiện" trong trường hợp mua bán, tức chỉ đề cập người mua và người bán như đã trình bày ở trên. Nghĩa là Nghị định của Chính phủ vênh với Thông tư của Bộ Công an về chủ thể chịu phạt. Thành thử, Nghi định của Chính phủ là sai về chủ thể chịu phạt
Tác giả xin được đề cập rộng thêm một chút về vấn đề đăng ký quyền sở hữu đối với động sản, trong đó, xe cơ giới là một loại động sản.
Tại Điều 167 Bộ luật dân sự có qui định: "Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác". Tác giả đã nêu một số "trường hợp pháp luật có qui định khác" trong bài viết của mình.
Tác giả một lần nữa xin nhấn mạnh rằng, theo qui định của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật mà Tác giả đã đề cập, thì một trường hợp chỉ được Luật này coi là "trường hợp pháp luật có qui định khác" khi mà qui định đó được ban hành đúng thầm quyền.
Ai có thẩm quyền
Về 'thẩm quyền' của một cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay, theo Hiến pháp hiện hành, cũng như theo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hiện hành đang được Quốc hội lấy ý kiến góp ý của nhân dân, thì chỉ có Quốc hội mới có quyền tự cho mình quyền hành còn các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước ta, trong đó có Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang Bộ, không có quyền tự cho mình quyền hành, mà phải do Quốc hội qui định, ngoài những quyền do Hiến pháp qui định. (Một khi Hiến pháp do Quốc hội thông qua thì có nghĩa là mọi quyền và mọi nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội, trong đó có các cơ quan Nhà nước, bao gồm cả Quốc hội, là do Quốc hội quyết định).
Vậy, việc Bộ giao thông vận tải đề xuất bỏ qui định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu theo qui định đối với xe cơ giới mà một số báo đã đăng không chỉ là một sự phù hợp với thực tiễn, với mong muốn của nhân dân như giải trình của Bộ giao thông vận tải mà còn là một sự sửa sai về phương diện pháp lý trong qui định của Chính phủ.


Qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu tại Điều 6 Thông tư 36/2010/TT-BCA của Bộ Công an là qui định trái thẩm quyền- và đây chính là nguyên nhân của rắc rối- nên theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, qui định này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
Thiết nghĩ, để góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân thì các cơ quan Nhà nước, nhất là các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật, phải là những tấm gương về sự tôn trọng pháp luật.
Điều muốn nói hơn không phải ở chỗ một văn bản qui phạm pháp luật nào đó có sự sai sót hay không, vì con người không phải là thánh, mà là ở chỗ thái độ tiếp thu góp ý, phê bình và cách khắc phục. Và, thái độ này cũng là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách "chí công, vô tư" trong thi hành công vụ của một công chức Nhà nước.
Pháp luật thì vẫn là pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xem xét, xử lý một cách khách quan, chính xác để vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, vừa để tránh oan, sai cho người dân. Còn nếu việc xem xét này được ví như là chuyện vợ chồng thuyền chài cãi nhau về con cá dưới nước thì khác nào ví những người đang thực thi nhiệm vụ xem xét, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật từ mức độ vi phạm hành chính đến mức độ tội phạm là những "vợ chồng thuyền chài cãi nhau".
Hồ Sỹ Thụy

Con số may mắn hay là số “đẹp”

Các con số ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người. Người ta không ngại bỏ ra những khoản tiền lớn để sở hữu biển số xe "đẹp", số nhà "đẹp", số tài khoản "đẹp" và phổ biến nhất là số sim điện thoại "đẹp". Họ chọn những số được mọi người xem là mang lại may mắn, chẳng hạn như số 8 hay số 9.


Số 8

Số 8 được xem là con số cực kỳ may mắn, đặc biệt là khi chúng ta đang sống trong vận 8 của chu kỳ Phi tinh. Vận này kéo dài 20 năm, bắt đầu từ ngày 4/2/2004 và kết thúc vào ngày 3/2/2024. Do sao Bát Bạch (tượng trưng cho số 8) cai quản nên trong vận này, số 8 được coi là số thịnh nhất, mang lại thịnh vượng, sung túc.
Nếu ngày sinh hoặc quái số của bạn là 8, thì con số này đặc biệt có ý nghĩa và bạn nên cố gắng để nó hiện diện thật nhiều trong cuộc sống. Hãy chọn đeo những đồ trang sức có mang số 8 hoặc biểu tượng nút thắt vô tận.

Nút thắt vô tận gồm ba dấu vô tận thể hiện bằng số 8 cách điệu.
Nút thắt vô tận phản ánh triết lý của đạo Phật về vòng luân hồi, không có điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Nó tượng trưng cho cuộc sống yên lành, ít rắc rối, bệnh tật, đau đớn hay thất bại. Đây cũng là biểu tượng của tình yêu chung thủy.
Trong tiếng Quảng Đông, số 8 được phát âm giống như chữ “phát” (bát - phát) có nghĩa là thịnh vượng, giàu có. Người Trung Quốc đặc biệt ưa thích con số này, không phải tình cờ mà thế vận hội Bắc Kinh được tổ chức vào đúng 8:08:08 tối ngày 8/8/2008.

Các số kết hợp tốt với số 8

Số 3 là bạn của số 8 vì hai số này tạo nên tổ hợp may mắn 3-8 trong Hà Đồ.


Số 2 cùng với số 8 tạo nên tổng số 10 may mắn và vì vậy cũng được coi là tốt lành.


Số 1 và số 6 cùng với số 8 tạo nên tổ hợp 168 gồm 3 ngôi sao trắng (Nhất Bạch, Lục Bạch và Bát Bạch) được cho là vô cùng may mắn.

Người Trung Quốc coi 168 là tổ hợp may mắn nhất

Số 9

Trong khi số 8 được ưa chuộng thì số 9 cũng được cho là mang lại rất nhiều may mắn. Theo Thần số, con số này còn may mắn hơn cả số 8, vì vậy người ta cho rằng biển số xe 9999 còn "đẹp" hơn biển 8888.


Trong toán học, 9 là con số không bao giờ thay đổi. Số 9 khi được nhân với bất cứ số nào thì tổng các chữ số của số thu được vẫn luôn là 9, ví dụ 9x7=63 và 6+3=9 hay 9x8=72 và 7+2=9. Như vậy 9 được coi là một số kiên định, bền lâu, mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Trong tiếng Hán, “cửu” (số 9) đồng âm với chữ “cửu” (lâu dài, trường cửu).
Những người sinh ngày mùng 9 hoặc có quái số là 9 nên kích hoạt số này trong cuộc đời. Hãy nhớ rằng 9 là biểu tượng của phương Nam, hành hỏa. Vì vậy nên đặt biểu tượng của số 9 ở cung Nam nhà bạn. Đó có thể là tranh vẽ 9 con chim, 9 con ngựa hay 9 quả đào chín đỏ. Với người sinh tuổi Ngọ, số 9 càng mang lại nhiều may mắn.

Các số kết hợp tốt với số 9

Mặc dù số 1 là biểu tượng của hành thủy, và thủy dập tắt hỏa nhưng số 1 vẫn kết hợp rất tốt với số 9, tạo nên tổng số 10 may mắn.


Số 4 cùng với số 9 tạo nên tổ hợp may mắn 4-9 trong Hà Đồ, mang lại của cải trong hiện tại và về lâu dài.


Số 6

Con số này được coi là số trời. Trong giai đoạn hiện tại, số 6 không có sức mạnh đặc biệt nhưng vẫn là con số may mắn. Nó đặc biệt tốt cho người cha trong gia đình hay những người cần tới vận may quý nhân phù trợ. Số 6 cũng tốt cho nam giới là lãnh đạo và nếu quái số hoặc ngày sinh của họ cũng là 6 thì việc kích hoạt con số này ở cung Tây Bắc sẽ mang lại nhiều may mắn.
Trong tiếng Hán, số 6 đồng âm với từ có nghĩa là ‘trôi chảy”, “trơn tru”, vì vậy kích hoạt số này sẽ đẩy lùi trở ngại trong cuộc đời, giúp con đường dẫn tới thành công bớt gian nan.
Cần kích hoạt cung Tây Bắc của ngôi nhà hoặc căn phòng bạn dùng thường xuyên nhất. Đặt 6 quả cầu pha lê hay 6 quả cầu thủy tinh màu sắc bất kỳ, hoặc dùng các đồ kim loại để tăng cường sức mạnh của số 6.
Những quả cầu pha lê mang năng lượng Thổ, giúp sản sinh năng lượng Kim của số 6.

Những tổ hợp may mắn

Khi con số được lặp lại 2, 3 hoặc nhiều lần, chúng mang lại những ý nghĩa may mắn khác nhau.

Lắp lại 2 lần

Sự lắp lại 2 lần của bất kỳ số nào cũng mang lại may mắn, mang hàm ý hạnh phúc nhân đôi (song hỷ). Nó thể hiện bản chất nhất quán của thiên nhiên, sự gắn kết của nam và nữ, âm và dương. Số đúp làm gia tăng vận may ẩn chứa bên trong các số đơn.

Cặp số 88 hoặc 99 được coi là các cặp số rất may mắn.

Tương tự như vậy, 2 số 1 đi với nhau tạo thành 11 cũng có ý nghĩa tốt. Số 11 được coi là số chủ đạo trong Thần số vì đó là chữ số đầu tiên nhắc lại 2 lần. Đó là con số của sự cân bằng và trực giác. Nếu số may mắn của bạn là 11, bạn sẽ thường xuyên gặt hái thành công nhờ sự mách bảo của linh tính.


Số 1 tượng trưng cho sự khởi đầu của mọi việc, 11 là sự lắp lại 2 lần của 1 nên còn may mắn hơn.

Lắp lại 3 hoặc 4 lần

Các số 111 hay 1111 còn đặc biệt hơn nữa. Chúng rất may mắn cho những người sinh ngày 11 tháng 1 hoặc sinh ngày 1 tháng 11.


Nguyên tắc bộ ba

Theo quan điểm về may mắn của Trung Quốc, bộ ba Thiên – Địa – Nhân bao giờ cũng là trụ cột trung tâm. Chỉ khi bộ ba này hiện diện thì mới có được nhiều may mắn. Từ đó cũng sinh ra những bộ ba khác như cha- mẹ -con; cơ thể- ngôn ngữ - tâm trí, khái niệm tam hợp trong tử vi (Hợi - Mão - Mùi, Thân - Tý - Thìn)…
Theo quan điểm trên, sự kết hợp may mắn của 3 số khác nhau tốt hơn nhiều so với sự lặp lại 3 lần của cùng một số.

168 tốt hơn 333.
Tổ hợp 1-6-8 được coi là đẹp nhất trong các tổ hợp. Trong tiếng Hán, số 168 có nghĩa là “con đường thịnh vượng” hay “cùng thịnh vượng”. Bộ ba này càng có ý nghĩa nếu quái số của bạn thuộc 1trong 3 số trên. Khi những người có quái số 1, 6 và 8 làm việc cùng nhau, hoặc sống chung trong một ngôi nhà, và kích hoạt tổ hợp này thì vận may và sự cân bằng chắc chắn sẽ tới.

Vi phạm Luật Giao thông?


(Vnexpress) - Những lý do hài hước khi cảnh sát 'sờ gáy':

Vừa tắm, vừa lái bồn tắm ra ngoài đường.

Không mặc quần?

Người nhện lái xe mini ra phố.

Ai cho bé lái xe ra đường chơi.

Đậu lên cả xe cảnh sát.

Không phải chỗ nào cũng có thể hạ cánh.

Giảm phí trước bạ ôtô từ ngày 01/04/2013


(Vnexpress) - Phí trước bạ lần đầu đối với ôtô dưới 10 chỗ ngồi về còn 10% đến 15%, và từ lần thứ hai trở đi còn 2%.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 23/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 về lệ phí trước bạ. Theo đó, kể từ ngày 1/4/2013, ôtô dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) sẽ nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Tùy thực tế tại từng địa phương, tỉnh và thành phố có thể điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% so với quy định chung.
Ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi kể từ lần nộp lệ phí trước bạ thứ hai trở đi, mức thu 2% được thống nhất trên toàn quốc.
Hiện nay, mức trần đối với lệ phí trước bạ dành cho ôtô dưới 10 chỗ ngồi là 20%. Hà Nội đang áp dụng mức thu này, còn TP HCM thu 15%.
Nghị định mới nhất của Chính phủ nêu rõ, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các tỉnh, thành phố nào đang áp dụng lệ phí trước bạ từ 10% đến 15% thì giữ nguyên mức thu. Những địa phương nào thu cao hơn 15% thì sẽ áp dụng mức thu 15% cho đến khi Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố đó ban hành mức thu lệ phí trước bạ mới.
Vào cuối năm 2012, nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đã đệ trình lên Chính phủ đề xuất giảm một nửa phí trước bạ ôtô mới và áp phí 2% với xe đăng ký từ lần thứ hai trở đi. Đến đầu năm 2013, Chính phủ đã ra Nghị quyết 02/NQ-CP giảm một loạt thuế phí, trong đó có thuế trước bạ đối với ôtô dưới 10 chỗ ngồi.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Đã lấy con Nokia Lumia 520 đầu tiên ở BMT ngày 25/3, giá 3,84 triệu đồng


Như Nokia Việt Nam đã thông báo, sản phẩm Lumia 520 được bán ra tại thị trường Việt Nam từ ngày 25/3, giá bán là 3.840.000 đồng tại thegioididong. Việt Nam cũng là thị trường đầu tiên Lumia 520 được bán ra.


Về các tính năng sau khi dùng thử một thời gian ngắn thì cảm thấy phù hợp với những gì mà Nokia đã đăng tải.
Tuy nhiên, vì là điện thoại giá rẻ nên khi cầm trên tay ta cảm nhận thấy không bằng các Lumia 620 và 820 đã ra trước đó.
thegioididong tại BMT mới về 3 chiếc, mình lấy chiếc đầu tiên vì do đã đặt hàng online từ tuần trước. Tuy nhiên mới chỉ có máy vỏ màu xanh, các màu khác chưa có.


Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Chuyển danh bạ, ứng dụng từ hệ điều hành bất kỳ lên Windows Phone

(Pcworld.com.vn) - Không ít người dùng smartphone cảm thấy chán chiếc điện thoại của mình sau một thời gian sử dụng vì lý do này hay khác. Tuy nhiên, chính những rắc rối khó lường trong quá trình chuyển đổi dữ liệu giữa các nền tảng khác nhau lại cản trở bạn tậu một chiếc smartphone mới. Nếu bạn đang có ý định mua một chiếc smartphone chạy Windows Phone, nhưng vẫn còn đang phân vân không biết cách đồng bộ dữ liệu từ chiếc smartphone cũ như thế nào, hãy đọc tiếp hướng dẫn bên dưới.
Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là tải và cài đặt Welcome Home lên máy tính của mình. Ứng dụng miễn phí này cho phép chuyển tất cả danh bạ, hình ảnh, video và thậm chí là cả ứng dụng từ một nền tảng bất kỳ (iOS, Blackberry, Android) lên Windows Phone một cách dễ dàng. Hiện tại, Welcome Home tương thích tốt cho cả Windows cũng như Mac OS.
Một khi đã xong bước chuẩn bị, bạn khởi chạy ứng dụng Welcome Home và cắm thiết bị cần chuyển dữ liệu sang Widows Phone vào máy tính trước. Nếu là một thiết bị iOS, tốt nhất bạn nên đồng bộ với iTunes trước khi khởi chạy ứng dụng như hình bên dưới. Sau khi đã đồng bộ thiết bị iOS với iTunes, hãy bấm Next để qua bước kế tiếp.
Tiếp theo, Welcome Home sẽ tự động quét các ứng dụng có trên smartphone ở bước Scan Data và đưa ra danh sách để người dùng tùy chọn mục nào sẽ được di chuyển lên Windows Phone. Nếu các ứng dụng có trên smartphone của bạn không có trên kho ứng dụng Marketplace của Windows Phone, Welcome Home sẽ tự động đưa ra những ứng dụng khác có tính năng tương tự để thay thế.
Sau khi hoàn tất bước chọn lựa, Welcome Home yêu cầu bạn cung cấp thông tin đăng nhập của một tài khoản email mà bạn đang sử dụng. Welcome Home dùng tài khoản này để đồng bộ danh bạ với chiếc Windows Phone mới của bạn. Mặc định Welcome Home cũng hỗ trợ chép nhạc, video từ smartphone vào máy tính để đồng bộ lại với thiết bị Windows Phone. Tuy nhiên, ứng dụng này chỉ hỗ trợ chép những tập tin đa phương tiện không vi phạm bản quyền (DRM-free).
Sau khi hoàn tất, hãy đóng cửa sổ ứng dụng Welcome Home lại và kết nối chiếc smartphone Windows Phone mới của bạn vào máy tính. Lúc này, tất cả những gì bạn cần làm là sử dụng Zunes để đồng bộ dữ liệu vừa copy bằng Welcome Home nữa là xong.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Nokia Lumia 520 sẽ lên kệ ngày 25/3, giá 3,85 triệu đồng


Nokia Việt Nam đã chính thức đưa ra thông báo, sản phẩm Lumia 520 sẽ được bán ra tại thị trường Việt Nam từ ngày 25/3 tới, giá bán là 3.850.000 đồng. Việt Nam cũng là thị trường đầu tiên Lumia 520 được bán ra.

Nokia Lumia 520 sẽ bán ra từ đầu tuần sau, 25/03/2013.
Là một sản phẩm giá rẻ, Lumia 520 vẫn được trang bị cấu hình khá ấn tượng, với chip lõi kép Snapdragon Plus tốc độ 1 GHz, RAM 512 MB và màn hình 4 inch độ phân giải WVGA (480 x 800 pixel). Giống như những người anh em của nó, Lumia 520 cũng được tích hợp sẵn hệ điều hành Windows Phone 8, sử dụng một số phần mềm độc quyền của Nokia như bản đồ Here, Drive, Music hay City Lens.
Có một điểm đáng chú ý, dù chỉ là một sản phẩm tầm thấp, Lumia 520 vẫn được trang bị công nghệ Super Sensitive Touch, cho phép người dùng thao tác với cả găng tay dày, móng tay hoặc chìa khóa. Màn hình của máy sử dụng tấm nền IPS tương đối cao cấp. Camera sau của Lumia 520 có độ phân giải 5 megapixel, không có đèn flash. Có một điểm đáng tiếc là máy không có camera trước cho các nhu cầu về video chat.
Theo thông tin từ phía Nokia, model này cho khả năng đàm thoại 9 tiếng liên tục ở chế độ bật 3G và lướt web 6 tiếng bằng kết nối Wi-Fi.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Thông tư số: 11/2013/TT-BCA của Bộ Công an

BỘ CÔNG AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 11/2013/TT-BCA
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2013

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2010/NĐ-CP NGÀY 02/10/2010 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 71/2012/NĐ-CP NGÀY 19/9/2012 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH 34/2010/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/10/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quđịnh chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đườnbộ (sau đây viết gọn là Nghị định số 34).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người chưa thành niên
1. Việc xác định độ tuổi đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải căn cứ vào một trong các giấy tờ sau: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.
2. Trường hp vi phạm bị xử phạt theo thủ tục đơn giản
Tại thời điểm kiểm soát, chưa có căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để xác định về độ tuổi, mà hành vi của người vi phạm bị xử phạt theo thủ tục đơn giản, thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt và được tạm giữ giấtờ có liên quan đến người điều khiển, phương tiện hoặc tạm giữ phương tiện theo quy định; khi tạm giữ giấy tờ, người có thẩm quyền phải ghi vào mặt sau quyết định xử phạt lý do tạm giữ, địa điểm, thời hạn hẹn đến để giải quyết (không quá 10 ngày) và ký, ghi rõ họ tên.
a) Trong thời hạn hẹn giải quyết, trường hợp người vi phạm xuất trình được một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh độ tuổi không bị xử phạt, thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định, trả lại giấy tờ hoặc phương tiện đã tạm giữ; trường hợp xuất trình được một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh về độ tuổi, nhưng các hành vi còn lại khác của người vi phạm vẫn bị xử phạt theo quy định tại các điều, khoản, điểm của Nghị định số 34, thì người có thẩm quyền phải hủy quyết định xử phạt đó và ra quyết định xử phạt mới theo quy định.
b) Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh về độ tuổi, thì người vi phạm vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.
3. Trường hp vi phạm bị xử phạt theo thủ tục lập biên bản
Tại thời điểm kiểm soát, chưa có đủ căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để xác định độ tuổi, mà hành vi của người vi phạm bị xử phạt theo thủ tục lập biên bảnthì người có thẩm quyền:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính;
b) Xác định về độ tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 4. Xử phạt hành vi quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức vi đường sắt; không thực hiện đúng các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đưng bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt (Điểm d Khoản 3 Điều 8; Đim h Khoản 3 Điều 9; Điểm e Khoản 4 Điều 10; Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 34)
1. Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được hiểu là quay đầu xe trong phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đường bộ số 242a hoặc phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đườnbộ số 242b “Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ” (ở nơi có đặt biển báo hiệu); trong phạm vi 10 mét tính từ đường ray ngoài cùng của đường sắt trở ra về hai phía (ở nơi không đặt biển báo hiệu).
2. Dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được hiểu là dng xe, đỗ xe trong phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đường bộ số 242a hoặc phạm vi giữa 02 biển báo hiệu đường bộ số 242b “Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ” (ở nơi có đặt biển báo hiệu); trong phạm vi 10 mét tính từ đường rangoài cùng của đường sắt trở ra về hai phía (ở nơi không đặt biển báo hiệu); trừ trường hp dừng xe để cho phương tiện đường sắt được quyền ưu tiên đi trước hoặc xe bị hư hỏng (người lái xe phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ).
3. Dừnxe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt được hiểu là dừng xe, đỗ xe mà bộ phận gần nhất của xe cách mép ray gần nhất dưới 1,75 mét đối với đường sắt khổ 01 mét hoặc dưới 02 mét đối với đường sắt khổ 1,435 mét; trừ trường hợp xe bị hư hỏng trong phạm vi an toàn của đường sắt (người lái xe phải thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ).
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xtương tự xgắn máy; máy kéo, xe máy chuyên dùng; xe đạpxe đạp máy, xe thô sơ khác có hành vi quay đầu xe, dừng xe, đỗ xe trong phạm vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2,Khoản 3 Điều này; tùy theo từng loại xe đang điều khiển, bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 8; Điểm h Khoản 3 Điều 9; Điểm e Khoản 4 Điều 10; Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 34.
Điều 5. Xử phạt hành vi điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (Điểm d Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 34); tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe (Điểm đ Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 34)
1. Xe không lắp đủ bánh lốp được hiểu là xe đó lắp số lượng lốp thực tế không đủ như số lượng ghi trong bảng thông số thiết kế kỹ thuật xe của nhà sản xuất, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
a) Xe lắp bánh lốp không đúng kích cỡ được hiểu là xe đó có một hoặc nhiều lốp xcó kích cỡ không đúng với kích cỡ lốp xe ghi trong bảng thông số thiết kế kỹ thuật xe của nhà sản xuất, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
b) Xe lắp bánh lốp không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật được hiểu là xe đó có một hoặc nhiều lốp xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô (QCVN: 09/2011/BGTVT ngày 17/11/2011 của Bộ Giao thông vận tải), quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của bánh xe như sau:
Các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng đầy đủ, đúng quy cách.
Vành, đĩa, vòng hãm đúng kiểu loại, không biến dạng, không rạn nứt, không cong vênh, không có biểu hiện hư hỏng. Vòng hãm khít vào vành bánh xe.
Moay ơ quay trơn, không bó kẹt, không có độ dơ dọc trục và hướng kính.
Lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe, đủ số lượng, đủ áp suất, không phồng rộp, không nứt vỡ và không mòn tới lp sợi mành.
- Lốp của bánh xe dẫn hướng không sử dụng lốp đắp, cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp phải đồng đều và có trị số như sau:
STT
Loi xe
Chiều cao hoa lp (mm)
1
Ô tô con đến 09 ch ngi (kể cả chỗ người lái), Ôtô con chuyên dùng
Không nhỏ hơn 1,6
2
Ô tô khách trên 09 ch (kể cả chỗ người lái)
Không nhỏ hơn 2,0
3
Ô tô tải, ô tô chuyên dùng
Không nhỏ hơn 1,0
Người có hành vi điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuậphải bị xử phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 34.
2. Thay đổi kích thước thành thùng xe được hiểu là thay đổi chiều cao của thành thùng xe so với kích thước thiết kế của nhà sản xuất, kích thước ghi trong Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Người có hành vi tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe phải bị xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 34.
3. Trường hp kích thước thành thùng xe đã được cải tạo ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nhưng không đúng với kích thước ghi trong Giấy đăng ký xe, thì chủ phương tiện bị xử phạt về hành vi không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe khi xe đã được cải tạo (Điểm đ Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34).
Điều 6. Xử phạt hành vi ngưi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 34); người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điểm b Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 34); ngưi điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (Điểm b Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 34)
Tại thời điểm kiểm soát, người điều khiển phương tiện khônxuất trình được Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; bằng (hoặc chứng chỉ) điều khin và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là giấy tờ), mà người đó trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định.
a) Trong thời hạn hẹn giải quyết, trường hợp người có thẩm quyền chưa ra quyết định xử phạt, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định: thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian xuất trình được giấy tờ; ký, ghi rõ họ, tên; báo cáo người có thẩm quyền trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
b) Trong thời hạn hẹn giải quyết, trường hp người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ theo quy định, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quđịnh, thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian xuất trình được giấy tờ; ký, ghi rõ họ, tên; báo cáo với người có thẩm quyền để hủy quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ theo quy định, trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
c) Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ theo quy định, thì phải chấp hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
Điều 7. Xử phạt hành vi ngưi điều khin xe ô tô chở người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện (Khoản 2, Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 34)
1. Số người được phép chở quá đối với tng loại xe nhưng không bị xử phạt.
Xe đến 9 chỗ ngồi: được phép chở quá 01 người;
Xe từ 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi: được phép chở quá 02 người;
Xe từ 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi: được phép chở quá 03 người;
Xe trên 30 chỗ ngồi: được phép chở quá 04 người.
2. Cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt (ký hiệu là X) như sau:
X = Tổnsố người trên xe khi kiểm soát - (số chỗ ngồi ghi tronGiấy đăng ký xe + số người được phép chở quá đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt).
Ví dụ: Khi kim soát, phát hiện xe ô tô chở ngưi loại xe 45 chỗ ngồi (ghi trong Giấy đăng ký xe), nhưng thực tế trên xe chở 50 người. Đâlà loại xe chở người trên 30 chỗ ngồi; trường hợp này, cách tính số người chở vượt quá quđịnh để xử phạt như sau:
X = 50 người - (45 người + 04 người) = 01 người chở vượt quá quđịnh bị xử phạt.
Điều 8. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
1. Người đang thi hành công vụ khi lập biên bản vi phạm hành chính đối với ngưi điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm mà Nghị định số 34 quy định hành vi đó bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Giấy phép lái xe) có thời hạn hoặc không thời hạn, thì phải tạm giữ Giấy phép lái xe để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính.
2. Quyết định xử phạt phải ghi rõ thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản (mẫu số 07 ban hành kèm theo Thôntư số 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ) cho cơ quan cấp Giấy phép lái xe đó.
3. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định số 34, mà người đó có Giấy phép lái xe hạng thấp hơn so với loại xe đang điều khiển, thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng Giấphép lái xe đó; đồng thời, bổ sung xử phạt về hành vi có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.
4. Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tạm giữ Giấy phép lái xe. Trường hp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi vi phạm này đều có quy định bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, thì lấy thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với hành vi vi phạm có thời hạn bị tước dài nhất.
5. Hết thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người có thẩm quyền xử phạt trả lại Giấy phép lái xe cho người đã bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đó. Trường hp phải học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ thì người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe phải xuất trình Giấy chứng nhận kết quả học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ cho cơ quan ra quyết định xử phạt để nhận lại Giấy phép lái xe.
Điều 9. Xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định (Điểm e Khoản 3 và Điểm c Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 34)
1. Xe đang lưu thông trên đường, không được dừng xe để kiểm soát, xử  hành vi “Khônchuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
2. Thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (sau đâgọi là mua, bán xe không sang tên) theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm: “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định.
Điều 10. Xử phạt hành vi chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông (Điểm đ Khoản 3 và Điểm e Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34)
1. Người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông được hiểu là người không đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ, không có Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp lut về giao thông đường bộbằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp với loại xe đang điều khiển theo quy định tại Điều 59 và Khoản 1 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ.
2. Giao xe cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông là hành vi chủ phương tiện biết rõ người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng vẫn cho người này mượn, thuê, điều động...để trực tiếp điều khiển xe tham gia giao thông.
3. Để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông là hành vi chủ phương tiện biết người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 điều này mà không ngăn cảnđể mặc... cho họ trực tiếp điều khiển xe tham gia giao thông.
4. Khi có căn cứ xác định chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông thì xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 và Điểm e Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34.
Điều 11. Về quy định chủ sở hữu của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (phương tiện sử dụng để vi phạm) có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm (Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 34)
Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là chủ xe) là cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe. Trường hợp cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe đã thực hiện giao dịch báncho, tặng phương tiện hoặc chuyn quyền thừa kế tài sản là phương tiện cho cá nhân, tổ chức khác thì cá nhân, tổ chức đã mua, được chođược tặng phương tiện hoặc được thừa kế tài sản là phương tiện được gọi là chủ xe.
Chủ xe hoặc người đại diện hợp pháp (nếu chủ xe là cơ quan, tổ chức) khi nhận được thông báo bng văn bản của cơ quan chức năng về việc sử dụng phương tiện để vi phạm, có nghĩa vụ:
1. Yêu cầu người điều khiển phương tiện đã thực hiện hành vi vi phạm đến cơ quan đã gửi thông báo để giải quyết. Khi đến, phải xuất trình thông báo về việc sử dụng phương tiện để vi phạm và các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ.
2. Trường hợp không xác định được người điều khiển phương tiện hoặc người này không thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, thì phải trực tiếp đến cơ quan đã gửi thông báo để giải quyết. Khi đến giải quyết phải xuất trình thông báo về việc phương tiện bị sử dụng để vi phạm, Giấy đăng ký xe và phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho người điều khiển phương tiện vi phạm.
Điều 12. Tạm giữ giấy tờ
1. Tạm giữ giấy tờ là biện pháp bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Đối với từng trường hp vi phạm cụ thể thực hiện như sau:
a) Trường hợp chỉ áp dụng hình thức xử phạt tiền có thể tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy chứnnhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ phải có.
b) Trường hợp ngoài hình thức xử phạt tiền còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì phải tạm giữ các giấy tờ đó. Nếu khôncó giấy tờ đó thì phải tạm giữ phương tiện vi phạm.
2. Khi kiểm soát người lái xe vi phạm xuất trình biên bản vi phạm hành chính do các đơn vị, địa phương đã lập và tạm giữ giấy tờ:
a) Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ một loại hoặc tạm giữ hết các giấy tờ: Giấy phép lái xe hoặc Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực mà người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm, vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông, thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ, nếu tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ và hành vi vi phạm mới, tiến hành tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện (nếu hành vi quy định phải tạm giữ phương tiện hoặc không còn loại giấy tờ nào để tạm giữ) và xử lý vi phạm theo quy định.
Ví dụ: Anh A điều khiển xe ô tô vi phạm hành vi chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (100/70 km/h), khi kiểm tra thì anh A đã bị địa phương khác lập biên bản và tạm giữ Giấy phép lái xe, biên bản này đã quá thời hạn hẹn nhưng anh A chưa đến giải quyết; anh A xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, thì phải lập biên bản vi phạm hành chính với hai hành vi: “Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (100/70km/h)” và “Không có Giấy phép lái xe”, tiến hành tạm giữ phương tiện theo quy định.
b) Trường hợp đang trong thời gian hẹn giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ hết các giấy tờ: Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, mà người điều khiển phương tiện lại tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vi phạm mới, tạm giữ phương tiện và xử lý vi phạm theo quy định.
Điều 13. Tạm giữ phương tiện
1. Khi quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính, phải thông báo cho người vi phạm và những người có mặt tại đó biết.
2. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm đưa phương tiện bị tạm giữ về nơi tạm giữ để bảo quản hoặc bàn giao phương tiện bị tạm giữ theo quđịnh. Trường hợp người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trởkhông chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ về việc đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ, thì lập biên bản vụ việc có chữ ký xác nhận của người chứng kiến (nếu có); sử dụnthiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera...) ghi lại hình ảnh; sử dụng các biện pháp (trực tiếp điều khiển, cẩu kéo...) đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ; thực hiện việc thông báo (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ) yêu cầu người vi phạm đến giải quyết và phải chịu mọi chi phí cho việc đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật.
3. Khi phát hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật phải tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính thì thực hiện như sau:
a) Lập biên bản về vi phạm hành chính;
b) Ra quyết định tạm giữ hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Lập biên bản tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.
Điều 14. Về thủ tục xử phạt
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành mộsố điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008Điều 53 Nghị định số 34. Các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong việc xử phạt được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 34; việc in, cấp phát, quản lý sử dụng như sau:
a) Lực lượng Công an nhân dân in, cấp phát, sử dụng, quản lý các mẫu biên bản số 01b, 03b; các mẫu quyết định số 01b, 02b03b ban hành kèm theo Nghị định số 34. Công an các đơn vị, địa phương căn cứ vào thời gian có hiệu lực của Luật xử lý vi phạm hành chính và tình hình thực tế công tác xử lý vi phạm hành chính của đơn vị, địa phương để dự trù số lượng bản in cho phù hp.
b) Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm in đúng với nội dung, khổ giấy A4 và đóng thành quyển cho mỗi mẫu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, có bìa (riêng mẫu biên bản số 01b, mẫu quyết định số 01b, 02b được đóng thành quyển 100 trang cho mỗi loại, có bìa và đánh số thứ tự); đồng thời có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc in, cấp phát và sử dụng theo đúng chế độ quy định. Kinh phí để in mẫu sử dụng trong việc xử phạt, được trích từ nguồkinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của đơn vị, địa phương.
2. Việc sử dụng các mẫu biên bản và quyết định trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 34; trường hợp thủ tục xử phạt có sử dụng mẫu nhưng mẫu này không được quy định ở Nghị định số 34 thì sử dụng mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BCA-C61 ngày 29/7/2011 của Bộ Công an quy định về các biểu mẫu để sử dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. (ví dụ: mẫu Quyết định hủy quyết định xử lý vi phạm hành chính thì sử dụng mẫu số 05/QĐ-HQĐXLVP ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BCA).
3. Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền phạt thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Điều 52 Nghị định số 34 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nếu phát hiện vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm, phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị xử phạt hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nơi đã chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính đó.
Điều 15. Về ủquyền xử lý vi phạm hành chính
Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đườnbộ của ngưi có chức danh quy định tại Điều 41, Điều 45 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Điều 47, Điều 49 Nghị định số 34 phải thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và phải được thực hiện bằng văn bản. Quyết định ủy quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải ghi rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng năm 2013; những quy định trước đây ca Bộ Công an về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội chịu trách nhiệm chđạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền, tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này; định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và báo cáo kết quả về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
3. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các S Cnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./. 
BỘ TRƯỞNG



Đại tướng Trần Đại Quang